Cuốn sách giúp hiểu thêm về vùng đất An Khê

Huyền Linh 80 lượt xem 7 Tháng Ba, 2025

Lâu nay, địa danh An Khê (hiện thuộc tỉnh Gia Lai) hầu như mới chỉ được biết đến trong lịch sử như là bản doanh đầu tiên của nghĩa quân Tây Sơn chứ chưa được biết đến dưới những khía cạnh lịch sử khác.

Cuốn sách “Lịch sử khai khẩn An Khê, 1864 – 1888” mang đến những nghiên cứu của tác giả Andrew Hardy về quá trình khai hoang và định cư của triều Nguyễn tại vùng An Khê trong giai đoạn 1864 – 1888.

Andrew Hardy là giáo sư sử học người Pháp, Chủ nhiệm Ban nghiên cứu lịch sử hiện đại và đương đại Việt Nam ở Viện Viễn Đông Bác cổ (EFEO). Các tác phẩm của ông tập trung vào những cuộc di cư của người Việt Nam, lịch sử của Champa và miền Trung Việt Nam.

17 2

Giá trị của tài liệu “Châu bản triều Nguyễn” trong nghiên cứu lịch sử đã được biết đến từ lâu, đặc biệt từ khi nó được công nhận là Di sản tư liệu thế giới vào năm 2014. Và khi đọc cuốn sách “Lịch sử khai khẩn cao nguyên An Khê, 1864 – 1888”, độc giả hẳn sẽ rất ngạc nhiên khi biết rằng, một vùng đất nhỏ bé, hẻo lánh như An Khê lại có một khối lượng Châu bản đáng kể. Những Châu bản này cho thế hệ sau biết được những tiền hiền đến khai khẩn vùng đất An Khê là ai, lên cao nguyên để làm gì, cũng như đã gặp khó khăn, thuận lợi nào khi bắt đầu công việc ở nơi đây.

Theo GS.TS Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, cuốn sách “Lịch sử khai khẩn An Khê, 1864 – 1888” như một cuốn phim được mở ra với cuộc hành trình của Auguste Eugène Navelle từ cảng Quy Nhơn lên cao nguyên An Khê vào những ngày giữa tháng 12-1884. Tác giả Andrew Hardy đã tập trung khai thác triệt để nguồn tư liệu “Châu bản triều Nguyễn” nguyên gốc của nhà nước, kết hợp với kết quả khảo cứu sách vở một cách công phu và những chuyến đi điều tra kiểm chứng những điều tai nghe, mắt thấy trên thực địa một cách cẩn trọng và dày công, để dựng lại lịch sử khai khẩn vùng đất này.

An Khê không chỉ là cửa ngõ lên rừng xuống biển của Tây Nguyên, mà còn là trung tâm đầu mối của các tuyến đường thủy, đường bộ hay kết hợp cả thủy lẫn bộ từ Đông sang Tây và từ Tây sang Đông; từ Bắc xuống Nam và từ Nam lên Bắc. Do vị trí vô cùng đặc biệt này mà người Việt trong công cuộc mở cõi về phương Nam đã sớm tìm đến An Khê. Những người đứng đầu các đợt di dân và cả những người dân đến An Khê khai hoang mở đất đã chịu muôn vàn gian khó, hy sinh để thực hiện bằng được chủ trương của triều đình là xây dựng An Khê thành vùng quê trù phú, nhằm ngăn chặn cuộc chiến tranh xâm lược của Pháp đang hiện hữu…

Cuốn sách đã tập trung vào giai đoạn lịch sử khai khẩn và vươn dậy của An Khê, trong đó đặc biệt là về chính sách di dân của triều Nguyễn tại An Khê, với các phần chính: “Bảo vệ vùng biên: Đồn bảo An Khê”, “Dự án 1 (1864 – 1867): Nguyễn Đức Thăng”, “Dự án 2 (1870 – 1872): Đặng Duy Hanh”, “Dự án 3 (1877 – 1885): Phan Văn Điển”, “Người Thượng: Phân giới, đồn bảo, ngoại giao”, “Người Kinh định cư tại vùng biên”, “Phục danh tại vùng biên: Trần Văn Thiều”, “Dự án di dân chấm dứt (1888)”.

Đọc cuốn sách “Lịch sử khai khẩn cao nguyên An Khê, 1864 – 1888”, độc giả được chứng kiến mối liên hệ mật thiết giữa lịch sử cao nguyên An Khê với lịch sử đất nước. Cuốn sách được khép lại nhưng đồng thời cũng mở ra nhiều vấn đề để thảo luận xung quanh mảnh đất này. Cuốn sách do OmegaPlus và NXB Hà Nội liên kết xuất bản.

Bài viết cùng chủ đề:

    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...
    1 6

    Hơn 500 nghệ sĩ tham gia đại nhạc kịch bán thực cảnh ‘Ký ức để lại’

    Đại nhạc kịch bán thực cảnh “Ký ức để lại” có sự tham gia của hơn 500 diễn viên chuyên nghiệp, cùng 120 chiến sĩ Công an nhân dân, đội quân khuyển, kỵ binh và nhiều khí tài quân sự. “Ký ức để lại” là chương trình nghệ thuật chính luận dàn dựng theo hình...
    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...

Được quan tâm