TP Đà Nẵng bắn pháo hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng

Huyền Linh 79 lượt xem 14 Tháng Hai, 2025

Màn bắn pháo hoa sẽ bắt đầu từ lúc 22 giờ đến 22 giờ 25 phút ngày 29/3 tại Khu công viên châu Á, số 1 đường Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu (Đà Nẵng).

Ngày 29/3, màn pháo hoa nghệ thuật nhân kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng TP Đà Nẵng sẽ kéo dài 25 phút tại công viên ven sông Hàn.

10
Đà Nẵng bắn pháo hoa kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng thành phố. Ảnh: TT

Theo kế hoạch của UBND TP Đà Nẵng, thời gian bắn pháo hoa từ 22 đến 22h25 tại công viên châu Á, số 1 đường Phan Đăng Lưu, quận Hải Châu.

Bãi bắn nằm ven bờ tây sông Hàn. Người dân có thể ngắm pháo hoa từ phía bờ đông, phố đi bộ Bạch Đằng, trên các cây cầu hoặc tại quảng trường 29/3 phía trước công viên.

Thành phố sẽ sử dụng hệ thống bắn pháo hoa điện tử Fire One, nguồn pháo từ công ty của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng với 1.950 quả tầm cao và 90 giàn tầm thấp.

Năm nay, thành phố không bắn pháo hoa dịp Tết Dương lịch. Tết Nguyên đán bắn 3 điểm, gồm đường Bạch Đằng ven sông Hàn, quận Hải Châu; Trung tâm hành chính quận Liên Chiểu và huyện Hòa Vang.

Dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng thành phố (29/3/1975), thành phố còn tổ chức hội thi diễu hành xe hoa, thuyền hoa; triển lãm Đà Nẵng – 50 năm phát triển và hội nhập.

Bên cạnh đó, từ ngày 10/3 đến hết ngày 15/4, khu du lịch Sun World Ba Na Hills triển khai chương trình chính sách ưu đãi đặc biệt dành cho người dân của 19 tỉnh, thành phố miền Trung-Tây Nguyên, với mức giá vé vào tham quan trải nghiệm chỉ còn 350.000 đồng/vé người lớn, 250.000 đồng/vé trẻ em.

Để được hưởng chính sách ưu đãi đặc biệt này, khách du lịch chỉ cần xuất giấy tờ tùy thân chứng minh hộ khẩu thường trú thuộc 19 tỉnh, thành gồm: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, thành phố Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm