Quảng Nam lần đầu tổ chức lễ hội ớt A Riêu

Huyền Linh 177 lượt xem 15 Tháng Tám, 2024

Tại Lễ hội ớt A Riêu lần thứ I năm 2024, du khách và người dân được tham quan, trải nghiệm nhiều hoạt động văn hóa, du lịch ấn tượng, độc đáo.

Ngày 15/8, tại Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang (xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, tỉnh Quảng Nam), đã diễn ra Lễ hội ớt A Riêu lần thứ I năm 2024.

Tại lễ hội, du khách và người dân được tham quan, trải nghiệm không gian văn hóa đặc sắc với nhiều hoạt động văn hóa, du lịch ấn tượng như: Chương trình nghệ thuật khai mạc và bế mạc, triển lãm ảnh các sản phẩm nông nghiệp và sản phẩm OCOP, trưng bày ẩm thực, thi thuyết trình quảng bá giới thiệu ẩm thực truyền thống địa phương và sản phẩm ớt A Riêu, thi múa trống chiêng hòa cùng lửa thiêng, tái hiện nghi thức rước vật thiêng ớt A Riêu…

1 13
Đồng bào Cơ Tu rước linh vật thiêng ớt A Riêu. Ảnh: ND

Trong khuôn khổ lễ hội còn diễn ra nhiều hoạt động nghệ thuật độc đáo, đậm bản sắc văn hóa bản địa của đồng bào địa phương tỉnh Quảng Nam: Bắn ná, bơi lội, hội thi ăn ớt A Riêu cùng mỳ Quảng, show diễn “Vũ điệu đại ngàn” và giao lưu văn hóa…

Theo Ban tổ chức, lễ hội có sự tham gia của 11 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đông Giang. Trong thời gian diễn ra lễ hội, Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang mở cửa hoàn toàn miễn phí cho đồng bào Cơ Tu trên địa bàn tỉnh Quảng Nam để người dân tham gia giao lưu các hoạt động văn hóa đặc sắc trong dịp lễ hội, tham quan, trải nghiệm các dịch vụ tại khu du lịch.

Từ lâu, ớt A Riêu là một trong những loại gia vị quan trọng trong các món ăn và trở thành một phần văn hóa của đồng bào Cơ Tu sống trên dãy Trường Sơn.

A Riêu trong tiếng Cơ Tu có nghĩa là con chim chào mào, loại ớt A Riêu ở vùng Đông Giang được đặt tên này với huyền tích loài chim chào mào ăn những trái ớt mọc ở rừng, từ đó phát tán hạt giống khắp núi rừng.

2 9
Người dân địa phương và du khách tham quan gian hàng giới thiệu sản phẩm ớt A Riêu tại lễ hội. Ảnh: ND

Điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu của vùng đất bản địa đã tạo ra sự khác biệt của giống ớt A Riêu với kích thước khá nhỏ, có vị cay, thơm nồng vừa phải rất đặc trưng, khác hẳn với các giống ớt ở nơi khác. Đây là sản vật có giá trị về mặt thương mại, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng và mang lại thu nhập hiệu quả cao cho người dân.

Giống ớt A Riêu được công nhận nông sản hữu cơ hoàn toàn tự nhiên và gắn nhãn OCOP 4 sao cấp tỉnh, góp phần nâng cao sinh kế và phát triển bền vững cho đồng bào dân tộc miền núi huyện Đông Giang theo hướng sản xuất hàng hóa và bảo tồn đa dạng sinh học.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm