Nhà xưa ngày ấy – bây giờ: ‘Bảo tàng sống’ giữa phố cổ

Ngọc Thương 171 lượt xem 17 Tháng Tám, 2024

Trải qua hơn 200 năm, nhà cổ Tấn Ký ở phố cổ Hội An (TP.Hội An, Quảng Nam) được xem như “bảo tàng sống” vì giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa.

Lưu giữ báu vật vô giá

Nhà cổ Tấn Ký tọa lạc tại số 101 Nguyễn Thái Học (P.Minh An, TP.Hội An), trải qua 8 thế hệ con cháu họ Lê gìn giữ. Theo ghi chép lịch sử, Tấn Ký được xây dựng năm 1741, bởi một thương nhân người Hoa tên Lê Công, là người đầu tiên lấy nông sản vùng cao về đây kinh doanh nhờ vị trí địa lý thuận lợi. Tên Tấn Ký do gia chủ đời thứ 2 đặt cho với mong ước giúp việc buôn bán phát đạt.

Bán nhà phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, diện tích 40m, mặt tiền 4m, giá 2.65 tỷ có thương lượng.Nhà nằm trên mặt ngõ đẹp nhất phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, ngõ rộng xe 3 gác đi lại thoải mái, thông thoáng. Mặt phố Trương Định hiện đang có quy hoạch mở rộng đường, tương lai sẽ là một con đường đẹp nhất quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ: phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Nhà cổ Tấn Ký tại phố cổ Hội An

Nhìn từ bên ngoài, nhà Tấn Ký cũng giống như bao căn nhà cổ nơi phố cổ Hội An gồm 3 gian, 2 gian hai bên và 1 gian giữa. Nhưng nét khác biệt so với hàng trăm ngôi nhà cổ khác là sự chắt lọc tinh hoa của các nền kiến trúc Hoa – Nhật – Việt.

Ngôi nhà hoàn toàn được xây dựng bằng các loại gỗ quý như lim, kiền kiền… với kiểu kiến trúc “chồng rường giã thủ”, gồm: 3 thanh ngang chồng lên nhau, tượng trưng thiên – địa – nhân; 5 thanh dọc giống như 5 ngón tay, tượng trưng ngũ hành (kim, mộc, thủy, hỏa, thổ) thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên. Bên cạnh gỗ còn có đá và gạch lát. Đá đem về từ Thanh Hóa. Chính loại đá ấy góp phần giúp những cột gỗ không bị mục sau từng ấy thời gian. Gạch lát nền là loại gạch Bát Tràng, mùa hè mát, mùa đông ấm.

tan ky 3 1723819175386642826771 1
Bên trong nhà cổ Tấn Ký
tan ky 2 17238191753471634518410 1
Bên trong nhà cổ Tấn Ký

 

 

 

 

 

 

 

 

Điểm đặc biệt là ngôi nhà mang kiến trúc hình ống đặc trưng của đô thị cổ, khắp nơi đều không có cửa sổ, nơi đón ánh sáng duy nhất của ngôi nhà là một khoảng sân gọi là giếng trời. Khi bước vào ngôi nhà cổ này, không hề có cảm giác ngột ngạt.

Một điểm thú vị của nhà cổ Tấn Ký là không hề sử dụng chiếc đinh nào, các cột và kèo được dựng lên khớp với nhau bằng mộng mà vô cùng vững chắc.

Trải qua bao thăng trầm dâu bể của thời gian và chiến tranh, nhà cổ Tấn Ký đến nay vẫn nguyên vẹn. Bên trong ngôi nhà, chạm tay vào bất cứ nơi đâu cũng là cổ vật. Từng đường nét chạm khắc các họa tiết, hoa văn, cấu trúc trên ngôi nhà đều mang ý nghĩa, thông điệp của triết lý phương Đông, do những người thợ tài hoa làng mộc Kim Bồng (Hội An) xây dựng nên.

Hiện nhà cổ Tấn Ký còn lưu giữ được nhiều hoành phi, liễn đối, trong đó có nhiều bức tuyệt đẹp như: “Tích đức lưu tôn” (dạy bảo con cháu giữ đức tốt cho thế hệ sau); “Tâm thường thái” (giữ tâm luôn yên tĩnh), ngoài ra nơi đây còn lưu giữ một bộ liễn đối Bách Điểu được giới khảo cổ coi là độc nhất vô nhị. Liễn đối Bách Điểu được viết bằng 100 nét, mỗi nét là một con chim đang bay.

Tuy nhiên, quý giá hơn cả, có lẽ là chiếc “Chén Khổng Tử” – một vật quý, gắn với tích xưa về Khổng Tử. Chén này nhìn có vẻ rất giản đơn nhưng khi đựng nước chỉ đựng được 8 phần nếu rót thêm thì nước sẽ tự động chảy ra ngoài. Mục đích người xưa hướng đến chính là khuyên con người phải biết kiềm chế hành vi, giữ mình ở trạng thái trung hòa và cũng đừng quá tham lam, nếu không sẽ mất tất cả. Chiếc chén này được cụ tổ họ Lê mua của thương nhân giàu có từ Trung Hoa mang sang đây buôn bán.

Kiến trúc độc đáo

Nhà cổ Tấn Ký là ngôi nhà cổ đầu tiên được Bộ VH-TT-DL xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt và cũng là ngôi nhà cổ duy nhất ở Hội An hân hạnh đón tiếp các nguyên thủ quốc gia, chính khách trong và ngoài nước. Nhiều đoàn làm phim cũng từng quay phim tại đây.

Bán nhà phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, diện tích 40m, mặt tiền 4m, giá 2.65 tỷ có thương lượng.Nhà nằm trên mặt ngõ đẹp nhất phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, ngõ rộng xe 3 gác đi lại thoải mái, thông thoáng. Mặt phố Trương Định hiện đang có quy hoạch mở rộng đường, tương lai sẽ là một con đường đẹp nhất quận Hai Bà Trưng. Địa chỉ: phố Trương Định, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.
Chiếc “Chén Khổng Tử” – vật quý, gắn với tích xưa về Khổng Tử

Ông Lê Dũng (đời thứ 6, chủ nhân ngôi nhà) cho biết để xây dựng được căn nhà này, ông tổ họ Lê đã mất 10 năm trữ gỗ và 3 năm đục đẽo, lắp ráp. Trong suốt quá trình dài mấy trăm năm, ngôi nhà không đổi chủ.Nhà cổ Tấn Ký được làm bởi những nghệ nhân có đôi bàn tay khéo léo nhất làng mộc Kim Bồng. Các họa tiết, hoa văn, cấu trúc trong ngôi nhà đều mang những ý nghĩa, thông điệp đầy màu sắc, triết lý phương Đông.”Cũng như các ngôi nhà khác ở phố cổ Hội An từng hứng chịu những trận lụt lịch sử, đỉnh điểm là năm 1964, nước ngập cao tới trần tầng một. Thế nhưng những ngôi nhà cổ vẫn còn nguyên vẹn, như thách thức với thời gian”, ông Lê Dũng nói.Anh Nguyễn Văn Huy (30 tuổi, du khách đến từ TP.Đà Nẵng) nhận xét: “Đây là ngôi nhà cổ có kết cấu, bài trí, họa tiết trang trí rất bắt mắt. Tất cả nét độc đáo của một ngôi nhà cổ ở Hội An đều quy tụ tại ngôi nhà này. Phải nói nhà cổ Tấn Ký là một “bảo tàng sống”, vì giữ gần như nguyên vẹn kiến trúc đặc trưng nhà cổ Hội An xưa”.Ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An, cho hay Hội An là đô thị thương cảng có sự giao lưu tiếp biến của nhiều nền văn hóa qua các thời kỳ. Vì vậy, hầu hết các ngôi nhà cổ ở Hội An ngoài mang kiến trúc truyền thống của VN thì có sự giao thoa của nền văn hóa khác, trong đó nhà cổ Tấn Ký là một minh chứng điển hình khi có sự chắt lọc tinh hoa của các nền kiến trúc Hoa – Nhật – Việt.”Tôi đánh giá không có bất kỳ ngôi nhà cổ nào ở miền Trung cũng như cả nước có được kiến trúc độc đáo như nhà cổ Tấn Ký. Chúng đa phần là độc bản và tuổi đời được tính bằng nhiều thế kỷ. Hiện nay, nhà cổ Tấn Ký trở thành điểm đến tham quan hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước khi đến Hội An”, ông Lanh nói.

Bài viết cùng chủ đề:

Được quan tâm