Ngồi xuồng, đạp xe, hòa mình vào sắc xanh khu bảo tồn Đồng Tháp Mười

Huyền Linh 87 lượt xem 11 Tháng Hai, 2025

Khu bảo tồn Đồng Tháp Mười (xã Thạnh Tân, huyện Tân Phước, Tiền Giang) sở hữu hệ sinh thái ngập nước đa dạng, bảo tồn nhiều loài động, thực vật quý hiếm. Nơi đây giữ vẻ đẹp hoang sơ, thu hút du khách đến tham quan, trải nghiệm.

20 1

Nằm cách thành phố Mỹ Tho khoảng 30km về hướng Tây bắc, khu bảo tồn Đồng Tháp Mười có diện tích khoảng 100ha, gồm 40ha rừng tràm nguyên sinh và mặt nước. Ảnh: Lữ Duy Tường

21

Vùng đệm xung quanh khu bảo tồn có diện tích khoảng 1.800 ha, chủ yếu là rừng tràm. Ảnh: Lữ Duy Tường

22

Độc giả Lữ Duy Tường, người vừa có chuyến trải nghiệm tại khu bảo tồn Đồng Tháp Mười, chia sẻ rằng nơi đây vẫn lưu giữ được vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ, không gian trong lành và nhiều dịch vụ du lịch thân thiện với môi trường. Ảnh: Lữ Duy Tường

23

Anh Tường cho biết khu bảo tồn đang phát triển nhiều hoạt động trải nghiệm cho du khách như chèo xuồng khám phá rừng nguyên sinh, chèo SUP, đạp xe trên đường mòn giữa rừng cây, thưởng thức ẩm thực… Ảnh: Lữ Duy Tường

24

“Với không gian mát mẻ, trong lành, nhiều hoạt động thú vị, nơi đây thích hợp để gia đình và bạn bè đến trải nghiệm, tận hưởng chuyến du lịch ngắn ngày”, anh Tường cho hay. Ảnh: Lữ Duy Tường

25

Theo Cục Du lịch Quốc gia, khu bảo tồn Đồng Tháp Mười có khoảng 156 loài thực vật, 147 loài chim, 34 loài cá, 8 loài lưỡng cư và 30 loài côn trùng sinh sống và phát triển… Ảnh: Lữ Duy Tường

26

Riêng số lượng các loài chim đã lên đến hàng vạn cá thể. Ảnh: Lữ Duy Tường

27

Du khách đi xuồng trên thảm bèo xanh, ngắm rừng tràm, những vùng lau sậy và động vật hoang dã trong môi trường tự nhiên. Ảnh: Lữ Duy Tường

28

Đạp xe khám phá khu bảo tồn Đồng Tháp Mười. Ảnh: Lữ Duy Tường

29

Ngoài ra, khi đến đây, du khách còn được dịp thưởng thức hương vị đậm đà của sản vật địa phương như cá lóc nướng trui, canh chua bông súng và các món ăn chế biến từ đặc sản quê nhà như gà, vịt xiêm, cá, tép, bầu, bí,… Ảnh: Lữ Duy Tường

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm