Lễ Giỗ Vua Mai Hắc Đế: Gìn giữ truyền thống, tôn vinh lịch sử

Huyền Linh 83 lượt xem 11 Tháng Hai, 2025

Vào dịp đầu xuân, ngày 10/2 ( tức ngày 13/1 năm Ất Tỵ), người dân huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) long trọng tổ chức Lễ giỗ 1302 năm Vua Mai Hắc Đế tại Đền thờ ở thôn Mai Lâm, xã Mai Phụ. Đây là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ công lao vị vua anh hùng, khơi dậy lòng tự hào dân tộc và phát huy truyền thống văn hóa tâm linh.

Đền thờ Vua Mai Hắc Đế được xây dựng vào năm 2010 trên diện tích 5.000 m2, là nơi thờ phụng và tri ân vị hoàng đế đã có công lãnh đạo cuộc khởi nghĩa chống ách đô hộ nhà Đường. Năm 2011, công trình này được xếp hạng Di tích Lịch sử – Văn hóa cấp tỉnh, trở thành điểm đến tâm linh và văn hóa quan trọng của Hà Tĩnh.

1 1
Lễ tế được cử hành trang nghiêm, thành kính bởi lãnh đạo địa phương và các bậc cao niên uy tín trong cộng đồng.

Mai Hắc Đế, tên thật là Mai Thúc Loan, sinh ra tại xã Mai Phụ, huyện Thạch Hà. Chứng kiến cảnh người dân lầm than dưới ách thống trị ngoại bang, ông đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hoan Châu năm 713, giải phóng một vùng rộng lớn thuộc Nghệ An ngày nay. Sau chiến thắng, ông được suy tôn làm hoàng đế, lấy niên hiệu Mai Hắc Đế. Tuy nhiên, đến năm 722, nhà Đường tổ chức đàn áp cuộc khởi nghĩa. Bị vây hãm, ông rút vào rừng và mất tại đó vào năm 723.

2 1
Các mâm cỗ cúng (xôi gà, thủ lợn, bánh chưng, hoa quả, cau trầu…) được chính quyền và người dân chuẩn bị công phu, tinh tế, sạch đẹp.

Lễ giỗ Vua Mai Hắc Đế được tổ chức theo phong tục truyền thống với sự tham gia của đông đảo người dân địa phương. Bảy thôn thuộc xã Mai Phụ đã dâng tiến hơn 2.000 chiếc bánh chưng cùng nhiều mâm cỗ đẹp mắt, mang đậm nét đặc trưng văn hóa của cư dân vùng biển. Lễ tế được thực hiện trang trọng, thể hiện lòng thành kính và biết ơn đối với bậc tiền nhân.

3 1

4 1
Lễ giỗ Vua Mai năm Ất Tỵ 2025 tôn vinh công lao tiền nhân, khơi dậy lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, đáp ứng nhu cầu văn hóa, tâm linh và cổ vũ tinh thần đoàn kết, cống hiến.

Sau phần tế lễ, lãnh đạo huyện Thạch Hà, cùng đại diện các ban, ngành, cán bộ, đảng viên và nhân dân đã tổ chức dâng hương trước anh linh của vị vua anh hùng. Trong không khí thiêng liêng, mọi người cùng nhau cầu mong quốc thái dân an, mùa màng bội thu, biển cả dồi dào tôm cá và cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

5 1
Chương trình chính giỗ Vua Mai có các hoạt động linh thiêng và ý nghĩa như: thực hiện tiến lễ, màn trống lễ chính giỗ, tế lễ (chính kỵ), dâng hương và dâng hoa

Việc tổ chức Lễ giỗ Vua Mai không chỉ mang ý nghĩa tri ân lịch sử mà còn góp phần giáo dục truyền thống “uống nước nhớ nguồn”, khơi dậy lòng tự hào dân tộc. Đây cũng là dịp để người dân hưởng thụ các giá trị văn hóa tâm linh, tạo động lực tinh thần phấn khởi, cổ vũ tinh thần lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới trong dịp đầu xuân.

6 1
Quan khách, đoàn dâng hương và Nhân dân thành kính chiêm bái, nguyện cầu quốc thái dân an, sức khỏe, mùa màng tốt tươi, biển yên sóng lặng, dịch bệnh tiêu tan.

Lễ giỗ Vua Mai Hắc Đế không chỉ là sự kiện trọng đại của người dân Thạch Hà mà còn là nét đẹp văn hóa đáng trân trọng của vùng đất Hà Tĩnh. Việc bảo tồn và phát huy giá trị của di tích cũng như nghi lễ này góp phần duy trì bản sắc dân tộc, đồng thời quảng bá hình ảnh quê hương đến với du khách gần xa.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...
    4 1

    Độc đáo trường đại học hình chữ Y ở Huế

    Nằm bên dòng sông Hương thơ mộng, Trường ĐH Sư phạm Huế (34 Lê Lợi, TP.Huế) là di sản kiến trúc độc đáo của VN. Từ năm 1957 (khi thành lập) đến năm 1975, đây là cơ sở đào tạo giáo viên trung học duy nhất khu vực miền Trung và Tây nguyên. Mang phong cách...

Được quan tâm