Chợ Bến Thành, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo là di tích cấp thành phố

Huyền Linh 165 lượt xem 21 Tháng Mười Một, 2024

Chợ Bến Thành, trụ sở UBND Q.1, đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Cục Hải quan TP.HCM, mộ ông Binh bộ kiểm duyệt Ty vừa được xếp hạng di tích cấp thành phố.

1 15
UBND TP.HCM vừa quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với một số di tích kiến trúc, trong đó có chợ Bến Thành
Ảnh: Phạm Hữu

Ngày 20.11, UBND TP.HCM vừa ban hành các quyết định xếp hạng di tích cấp thành phố đối với di tích kiến trúc nghệ thuật chợ Bến Thành (đường Lê Lợi, phường Bến Thành, Q.1); trụ sở UBND Q.1 (45 – 47 đường Lê Duẩn, phường Bến Nghé, Q.1); mộ ông Binh bộ kiểm duyệt Ty, Thừa vụ lang họ Trần (hẻm 113 đường Trần Văn Đang, Phường 11, Q.3); trụ sở Cục Hải quan TP.HCM (địa chỉ số 02 đường Hàm Nghi và số 21 đường Tôn Đức Thắng, phường Bến Nghé, Q.1); Đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo (số 36 đường Võ Thị Sáu, phường Tân Định, Q.1). Các công trình này sẽ được khoanh vùng các khu vực bảo vệ trong hồ sơ di tích.

Chợ Bến Thành với lịch sử lâu đời và kiến trúc độc đáo, không chỉ là một điểm đến mua sắm và ẩm thực mà còn là biểu tượng văn hóa của TP.HCM. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912. Chợ Bến Thành có tổng cộng 4 cửa chính và 12 cửa phụ. Mỗi cửa chính nằm trên một con đường khác nhau và được dùng để bày bán những sản phẩm cụ thể. Cửa chính chợ Bến Thành là cửa Nam, phía trên có tháp đồng hồ (bên trong là văn phòng ban quản lý chợ, có trang thờ Thần chợ đáp ứng nhu cầu tâm linh của tiểu thương). Chợ Bến Thành từng được nhiều tạp chí uy tín nước ngoài (USA Today, Food and Wine…) đánh giá là một trong những chợ có ẩm thực tuyệt vời nhất thế giới.

Đền thờ Đức thánh Trần Hưng Đạo được xây dựng năm 1932. Đây là một trong những điểm tín ngưỡng linh thiêng của thành phố. Hằng năm, đền thờ đều tổ chức các ngày lễ lớn, trong đó có lễ giỗ 20.8 âm lịch và lễ 10.12 âm lịch (kỷ niệm ngày sinh của Hưng Đạo Đại Vương). Vào ngày thường, khá nhiều người dân đến dâng hương, hành lễ.

Trụ sở UBND Q.1 được xây dựng năm 1876, trước một số công trình nổi tiếng ở TP.HCM như: nhà thờ Đức Bà, tòa nhà UBND TP.HCM, tòa án TP.HCM, thương xá Tax, nhà hát TP.HCM, bưu điện TP.HCM…

UBND TP.HCM yêu cầu Sở VH-TT TP.HCM, các địa phương có di tích trên địa bàn thực hiện việc quản lý Nhà nước đối với di tích theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1 7

    Phát triển, đẩy mạnh quảng bá dịch vụ du lịch xanh

    Đó là một trong những nội dung của Chỉ thị số 44/CT-TTg ngày 9.12.2024 về triển khai một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm đẩy mạnh thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn 2050. Chỉ thị nêu: Ngày 1 tháng 10 năm 2024,...
    1 6

    Mai anh đào phủ hồng đồi chè Ô Long

    Đồi chè Ô Long nằm cách trung tâm thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai khoảng 8km. Tại đây, những hàng cây mai anh đào được trồng xen kẽ giữa các luống chè. Khi vào mùa hoa, khung cảnh đồi chè trở nên cuốn hút, thu hút du khách và các nhiếp ảnh gia. Theo...
    1 5

    Huế có thêm 2 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

    Lễ hội điện Huệ Nam (điện Hòn Chén) và nghề làm bún làng Vân Cù ở Huế vừa được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Sự kiện này tôn vinh giá trị văn hóa và truyền thống đặc sắc của vùng đất cố đô, góp phần bảo tồn và...
    3 2

    Triển lãm 3D trực tuyến ‘Côn Đảo – Bản hùng ca giữa trùng khơi’

    Triển lãm “Côn Đảo – Bản hùng ca giữa trùng khơi” đưa công chúng trong và ngoài nước khám phá vùng đất Côn Đảo từ buổi sơ khai đến ngày nay. Chiều 11/12, tại Bảo tàng Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), Trung tâm Bảo tồn Di tích quốc gia Côn Đảo phối...
    1 4

    Du ký Việt Nam: Lễ Nghinh Xuân

    Mỗi năm vua chỉ ra ngoài từ ba đến bốn lần, không nhiều hơn, đặc biệt là vào dịp lễ Nghinh Xuân, lễ Tịch Điền và lễ viếng lăng mộ của các vị vua mang tính bắt buộc. Lẽ ra chuyến du ngoạn vào dịp lễ Nghinh Xuân diễn ra cách đây sáu tuần. Một...

Được quan tâm