Về thăm thôn Chênh Vênh bình yên giữa núi rừng Quảng Trị

Huyền Linh 139 lượt xem 10 Tháng Một, 2024

Được bao bọc bởi sông suối và núi rừng, thôn Chênh Vênh thuộc xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, gần đây được nhiều du khách tìm đến để hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào Vân Kiều.

1 22
Thôn Chênh Vênh với góc nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Thôn Chênh Vênh có diện tích 1.500 hec-ta, với khoảng 130 hộ, 100% cư dân là người Vân Kiều. Thôn nằm sát đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, được bao bọc bởi sông suối, đồi núi hoang sơ, hùng vĩ và đặc biệt là bởi cánh rừng Chênh Vênh.

Với vẻ đẹp nguyên sơ và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Vân Kiều, nơi đây có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái, du lịch gắn với phát triển rừng.

Anh Nguyễn Đức Hiếu (DucHieumedia) – Travel blogger đến từ Quảng Trị, chia sẻ du khách đến thôn Chênh Vênh sẽ cảm nhận được sự yên bình trong nếp sống của đồng bào Vân Kiều cùng sự trong lành của thiên nhiên nơi đây. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy giúp khách du lịch như được đắm mình vào núi rừng nguyên sơ, rời xa nhịp sống hối hả.

2 20
Gần đây, thôn Chênh Vênh được nhiều du khách tìm đến để hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, cũng như tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào Vân Kiều. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Được biết, rừng Chênh Vênh là cánh rừng đầu tiên tại Việt Nam do cộng đồng bà con Vân Kiều quản lý được cấp chứng chỉ chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC (một chứng chỉ có 10 bộ nguyên tắc với gần 200 nguyên tắc và tiêu chí của Hội đồng Quản trị rừng thế giới Forest Stewardship Council – FSC – một tổ chức phi chính phủ quy mô toàn cầu có trụ sở tại Đức biên soạn).

3 17
Vẻ đẹp còn khá hoang sơ, yên bình là một trong những điều khiến Chênh Vênh thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Cơ sở để thôn Chênh Vênh nhen nhóm ý tưởng làm du lịch từ rừng bắt nguồn như thế. Nhưng dấu ấn “nâng tầm” du lịch sinh thái ở đây là việc Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCVN), phối hợp UBND xã Hướng Phùng tổ chức khai trương tour du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở thôn Chênh Vênh. Đây là tour du lịch gắn với phát triển rừng, kết hợp tìm hiểu đời sống người dân tộc thiểu số Bru – Vân Kiều.

4 14
Thôn được bao bọc bởi sông suối và cánh rừng xanh mướt. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Theo thông tin từ báo Quảng Trị, ngoài tài nguyên thiên nhiên thì các sản phẩm nông nghiệp cũng được coi là tiềm năng phục vụ phát triển du lịch tại Chênh Vênh. Với đặc trưng khí hậu và thời tiết ôn hòa, địa phương phát triển nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó tiêu biểu là sản phẩm cà phê arabica.

Ngoài ra, một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng khác như nếp than, măng rừng, gừng, nghệ, ớt, ngô, cà và một số loại cây ăn quả như xoài, nhãn, thanh long… cũng có chất lượng cao. Cùng với các tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, thì thôn Chênh Vênh còn có một tiềm năng rất đặc biệt, đó chính là bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng của đồng bào dân tộc Vân Kiều.

5 11
100% cư dân ở thôn Chênh Vênh là người Vân Kiều. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Với cư dân ở thôn là người Vân Kiều nên nét văn hóa truyền thống còn rất “đậm đặc” để hút du khách tìm hiểu. Tùy vào từng thời điểm trong năm, du khách có thể được chứng kiến các lễ hội đặc sắc của người Vân Kiều như lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng Trời, lễ hội cồng chiêng…

6 11
Thác Chênh Vênh được nhiều du khách tìm đến khám phá. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Chênh Vênh còn có một thác nước còn hoang sơ nằm lọt thỏm giữa rừng đại ngàn. Thác có độ cao hơn 20 mét, trông như một “dải lụa” vắt qua cánh rừng già, phía bên dưới có nhiều hồ nước vừa và nhỏ, nước trong xanh quanh năm. Thác Chênh Vênh được nhiều du khách khắp nơi lựa chọn làm điểm đến, nhất là vào mỗi dịp Hè.

Theo SÀI GÒN TIẾP THỊ

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    tapchidangnho d5d503c8de8e37d06e9f

    Tục lệ Cúng Đất ở Huế

    Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng Đất một cách thành kính. Lễ cúng này thường diễn ra vào tháng Hai hay tháng Tám âm lịch. Phải nói rằng Cúng Đất biểu...
    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    4 10

    Phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

    Để phát triển văn hóa nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao, song song với việc quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, các cấp, ngành cũng cần chú trọng tới việc làm thế nào để giữ gìn nét đẹp của văn hóa...
    1 30

    Phiên chợ vùng cao

    Chợ vùng cao Tây Bắc thường họp từ 5 giờ sáng đến 15 – 16 giờ chiều thì chợ tan. Đủ các thành phần, người già, trẻ con, trai gái… đều nô nức xuống chợ. Để đến được chợ, người dân phải dậy từ rất sớm và chủ yếu là đi bộ . Giữa mùa...

Được quan tâm