Về Mường Phăng thăm Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Trần Hùng 139 lượt xem 7 Tháng Năm, 2021

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) – địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cùng với quần thể di tích chiến thắng Điện Biên, di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ và điểm du lịch phụ trợ luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách tìm về khi đặt chân lên mảnh đất Điện Biên- Tây Bắc Tổ quốc.

1 7
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 40 km. Đây là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ thường làm việc và nghỉ ngơi.
11 2
Với cách bố trí hầm, lán trại thành hệ thống liên hoàn, ẩn mình trong rừng già dưới chân núi Pú Đồn, trong vòng 105 ngày từ 31/1/1954 đến 15/5/1954 cơ quan đầu não quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ được bảo đảm an toàn tuyệt đối.
12 3
Con đường dẫn sâu vào nơi đóng quân của Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên đã được nâng cấp bằng con đường bê tông xuyên dưới cánh rừng Mường Phăng dài hơn 1 km giúp du khách hồi tưởng lại ký ức xưa.
13 3
Từ Sở chỉ huy này, đi lên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1…
14 4
Lán cỏ đơn sơ, nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
15 4
Từ lán Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông sang lán Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và lán cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh là một đường hầm dài 69 mét.
16 1
 Đường hầm cao 1,70m, rộng từ 1 đến 3m, giữa đường hầm có một phòng họp diện tích 18m2 và 5 vị trí đặt máy thông tin liên lạc.
17 1
Nhà tác chiến, nơi giao ban hàng ngày của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Tất cả như vẫn còn như nguyên vẹn dấu ấn của lịch sử.
18 1
 Du khách thích thú với bếp Hoàng Cầm, loại bếp không khói giúp đảm bảo an toàn cho căn cứ.
19 1
Ngoài ra, Mường Phăng còn hấp dẫn du khách bởi hoạt động sản xuất của đồng bào dân tộc Thái.
20
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái tại bản Căn Che.
Theo Báo Nhân Dân

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    tapchidangnho d5d503c8de8e37d06e9f

    Tục lệ Cúng Đất ở Huế

    Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng Đất một cách thành kính. Lễ cúng này thường diễn ra vào tháng Hai hay tháng Tám âm lịch. Phải nói rằng Cúng Đất biểu...
    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    4 10

    Phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

    Để phát triển văn hóa nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao, song song với việc quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, các cấp, ngành cũng cần chú trọng tới việc làm thế nào để giữ gìn nét đẹp của văn hóa...
    1 30

    Phiên chợ vùng cao

    Chợ vùng cao Tây Bắc thường họp từ 5 giờ sáng đến 15 – 16 giờ chiều thì chợ tan. Đủ các thành phần, người già, trẻ con, trai gái… đều nô nức xuống chợ. Để đến được chợ, người dân phải dậy từ rất sớm và chủ yếu là đi bộ . Giữa mùa...

Được quan tâm