Về Mường Phăng thăm Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Trần Hùng 235 lượt xem 7 Tháng Năm, 2021

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) – địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cùng với quần thể di tích chiến thắng Điện Biên, di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ và điểm du lịch phụ trợ luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách tìm về khi đặt chân lên mảnh đất Điện Biên- Tây Bắc Tổ quốc.

1 7
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 40 km. Đây là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ thường làm việc và nghỉ ngơi.
11 2
Với cách bố trí hầm, lán trại thành hệ thống liên hoàn, ẩn mình trong rừng già dưới chân núi Pú Đồn, trong vòng 105 ngày từ 31/1/1954 đến 15/5/1954 cơ quan đầu não quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ được bảo đảm an toàn tuyệt đối.
12 3
Con đường dẫn sâu vào nơi đóng quân của Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên đã được nâng cấp bằng con đường bê tông xuyên dưới cánh rừng Mường Phăng dài hơn 1 km giúp du khách hồi tưởng lại ký ức xưa.
13 3
Từ Sở chỉ huy này, đi lên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1…
14 4
Lán cỏ đơn sơ, nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
15 4
Từ lán Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông sang lán Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và lán cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh là một đường hầm dài 69 mét.
16 1
 Đường hầm cao 1,70m, rộng từ 1 đến 3m, giữa đường hầm có một phòng họp diện tích 18m2 và 5 vị trí đặt máy thông tin liên lạc.
17 1
Nhà tác chiến, nơi giao ban hàng ngày của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Tất cả như vẫn còn như nguyên vẹn dấu ấn của lịch sử.
18 1
 Du khách thích thú với bếp Hoàng Cầm, loại bếp không khói giúp đảm bảo an toàn cho căn cứ.
19 1
Ngoài ra, Mường Phăng còn hấp dẫn du khách bởi hoạt động sản xuất của đồng bào dân tộc Thái.
20
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái tại bản Căn Che.
Theo Báo Nhân Dân

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm