Trang phục của Vua Chúa Việt Nam qua các triều đại.

Trần Lâm 703 lượt xem 7 Tháng Năm, 2023

Vua Việt Nam thời xưa mặc gì ?

Trên phim ảnh Việt Nam hiện tại, trang phục vua chúa chưa hoàn toàn được chính xác. Sau đây mình chỉ xin phép được giới thiệu qua 6 bộ trang phục của hoàng đế Việt mà họa sĩ Thanh Huyên đã vẽ lại trong sách Việt Sử Diễn Họa.

q1
Trang phục các bậc Đế Vương Việt Nam qua các triều đại

1. Cổn Miện Lý – Trần.

Lễ phục tối cao của vua theo quy tắc cũng như sử sách còn lưu lại tới nay là Miện phục. Trang phục này được dùng vào ngày đăng cơ, các ngày lễ Tết, ngày triều hội, các sự kiện tế lễ linh thiêng…Miện phục bao gồm Mũ Miện + Áo Cổn. Mũ Miện xưa nay mà vua Việt đội không bao giờ là loại có 4 dây lưu như các bộ phim cổ trang Việt mà chúng ta thường thấy mà luôn là loại có 12 dây lưu với 12 viên ngọc gắn trên, loại mũ 4 lưu chỉ là sản phẩm tưởng tượng.

q2
Tranh minh họa: Phác thảo Cổn miện Lý – Trần dựa trên công trình khảo cứu của đội ngũ Đại Việt Phong Hoa.   Họa sĩ: A Nùng

Các triều đại của Việt Nam ta chủ trương “nội đế ngoại vương”, xưng thần và nhận sắc phong vương của Thiên tử Trung Hoa nhưng trong phạm vi lãnh thổ quốc gia cũng như trong mối quan hệ bang giao với các vương quốc láng giềng thì vẫn luôn thể hiện vị thế của hoàng đế.

Bởi vậy quy chế Cổn phục của “Nam đế” cũng sẽ đầy đủ như của quân chủ Trung Quốc, bao gồm mũ miện (còn gọi là mũ Bình Thiên), trên miện bản đính 12 dây lưu, áo cổn có đủ 12 chương (hoa văn) bao gồm: Nhật (日- mặt trời), Nguyệt (月- mặt trăng), Tinh Thìn (星辰- chòm sao), Tảo (藻), Phấn mễ (粉米- gạo trắng), Phủ (黼- rìu), Phất (黻- thể hiện hai mặt tốt-xấu), Long (龍- rồng), Hỏa (火- lửa), Sơn (山-núi), Hoa trùng (華蟲- chim trĩ), Tông di (宗彝- Cặp cốc có hình con hổ và con khỉ, là đồ dùng trong lễ tế xưa) và các phụ kiện như thụ, tế tất, thường, đai, phương tâm khúc lĩnh…

2. Bạch Bào Lý – Trần

q3
Minh họa Trần Thái Tông mặc bạch bào, họa sỹ: Quan Gia

Mỗi triều đại của nước ta đều bị ảnh hưởng bởi các triều đại tương ứng bên Trung Quốc trong đó có cả trang phục. Nhà Lý tương ứng với nhà Tống, nên quy chế áo mũ của nhà Lý chịu ảnh hưởng áo mũ của 2 triều Đường – Tống trong đó có cả thường phục của nhà vua.

Dựa vào các quy chế trang phục trên của nhà Tống có thể kết luận thường phục của vua Lý có thế có 2 dạng là Hoàng Bào và áo bào trơn màu Trắng, Đỏ. Mũ miện mà vua đội thì tài liệu khá mù mờ nên mình thường vẽ vua nam thì đội mũ phù dung dáng hoa sen nở, cài trâm vàng. Còn vua nữ Lý Chiêu Hoàng mình đã tự chế mũ miện riêng, chỉ mang tính tham khảo, không hoàn toàn chính xác.

3. Giao lĩnh màu vàng là thời Trần

Toàn thư mô tả vua Trần Minh Tông ” vua mặc áo giao lĩnh màu vàng là, đội mũ, thắt dây thao”. Minh họa lại theo sách Ngàn năm mũ áo, vua Trần Minh Tông mặc giao lĩnh màu vàng kết hợp với Đường Cân, thao và Đại đới.

4.Long Bào nhà Lê (chưa rõ hoa văn)

Thời Lê sơ, trong các dịp lễ thì vua vẫn dùng Cổn Miện, tuy nhiên đến thời Lê Trung Hưng thì bãi bỏ. Long Bào trở thành trang phục cao quý nhất của đế vương nhà Lê. Đi cùng với Hoàng bào là mũ Xung Thiên Quan.

5. Hoàng bào nhà Nguyễn

Vua Nguyễn mặc áo bào làm bằng sa đoạn màu vàng, thêu các hình rồng mây, sóng nước. . . .kết hợp với mũ Cửu Long Thông Thiên. Trên mũ đính 31 con rồng vàng, 30 hình ngọn lửa, trước sau đều có bác sơn, hoành long, hốt bọc pha lê lấp lánh.

6. Cổn miện nhà Nguyễn

Tương tự các hoàng đế Đại Việt trước đây, các vua nhà Nguyễn cũng có tư tưởng Đế vương, làm bá chủ toàn cõi phương Nam. Với lãnh thổ rộng lớn chưa từng có, Minh Mạng đã cho khôi phục quy chế Cổn Miện.

Áo Cổn may bằng sa mát bóng thuần chỉ, màu thiên thanh, đủ 6 chương, thêu hình rồng mây. Kết hợp với mũ Miện tế giao trên vuông dưới tròn, 12 hình rồng mây. . . Mặt trước và mặt sau có 24 dải lưu, hai bên trái phải mỗi bên 1 dải lưu xâu chuỗi bằng san hô, trân châu, pha lê và các hạt vàng, tổng cộng 300 hạt. Xung quanh có mạng kím tuyến đính kết với 400 hạt vàng ngọc.

Việt Sử Diễn Hoa

 

Bài viết cùng chủ đề:

    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận
    13 2

    Đề xuất xếp hạng di tích cấp tỉnh biệt thự Đốc phủ sứ 100 năm tuổi

    Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai giao Bảo tàng Đồng Nai đưa biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm tuổi vào lộ trình xếp hạng di tích cấp tỉnh, giai đoạn 2020-2025. Liên quan đến biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm ở TP.Biên Hòa, ngày 17.10 Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai...
    4 2

    Khám phá ngôi đình cổ 200 tuổi giữa lòng Hà Nội

    Đình Đông Thành – ngôi đình cổ 200 tuổi được xem là một điểm du lịch hấp dẫn trong tuyến tham quan di tích lịch sử văn hóa tiêu biểu của Hà Nội. Nhân kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng thủ đô, 10 năm đón nhận bằng Di tích lịch sử văn hóa đình Đông Thành, chiều...
    1 1

    Những ngôi nhà độc nhất miền Tây: Kiệt tác nhà trăm cột Long An

    Tọa lạc cù lao Long Hựu (xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước, Long An), ngôi nhà trăm cột do ông Trần Văn Hoa xây dựng từ năm 1898 được xem là ‘độc nhất miền Tây’. Ra tận kinh thành Huế tìm thuê thợ giỏi Từ trung tâm H.Cần Đước đến nhà trăm cột của họ Trần ở cù...
    a1 17283948971902081201616

    Những ngôi nhà độc nhất miền Tây: Kiệt tác nhà trăm cột Long An

    Tọa lạc cù lao Long Hựu (xã Long Hựu Đông, H.Cần Đước, Long An), ngôi nhà trăm cột do ông Trần Văn Hoa xây dựng từ năm 1898 được xem là ‘độc nhất miền Tây’. Ra tận kinh thành Huế tìm thuê thợ giỏi Từ trung tâm H.Cần Đước đến nhà trăm cột của họ Trần ở cù...

Được quan tâm