Đề xuất xếp hạng di tích cấp tỉnh biệt thự Đốc phủ sứ 100 năm tuổi

Huyền Linh 196 lượt xem 18 Tháng Mười, 2024

Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai giao Bảo tàng Đồng Nai đưa biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm tuổi vào lộ trình xếp hạng di tích cấp tỉnh, giai đoạn 2020-2025.

Liên quan đến biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm ở TP.Biên Hòa, ngày 17.10 Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai tổ chức cuộc họp với các sở, ngành và địa phương để tổng hợp ý kiến cho việc bảo tồn biệt thự này.

13 2
Ngành chức năng tỉnh Đồng Nai đề xuất đưa biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh vào danh mục xếp hạng di tích cấp tỉnh
ẢNH: LÊ LÂM

Sau khi nghe ý kiến các sở, ngành, địa phương, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Đồng Nai Nguyễn Hồng Ân giao Bảo tàng Đồng Nai đưa biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh vào danh mục di tích phổ thông trên địa bàn tỉnh; đồng thời bổ sung vào lộ trình xếp hạng di tích cấp tỉnh, giai đoạn 2020-2025.

14 2
Căn biệt thự này có tuổi đời 100 năm
ẢNH: LÊ LÂM

Thời gian hoàn thành là trong năm 2024, để bước sang đầu năm 2025 thì triển khai thực hiện lập hồ sơ xếp hạng di tích cấp tỉnh đối với biệt thự này.

Theo ông Nguyễn Hồng Ân, sau khi biệt thự Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh được xếp hạng di tích cấp tỉnh, Sở VH-TT-DL sẽ kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai thực hiện lập dự án bảo tồn, trùng tu tôn tạo theo quy định.

Biệt thự Đốc phủ sứ 100 năm tuổi ven sông Đồng Nai sẽ được giữ lại

Giữ lại biệt thự cổ sau khi dư luận lên tiếng

Trước đó, như Thanh Niên đã đưa tin, trong tháng 9.2024, dư luận đã lên tiếng về việc căn biệt thự của Đốc phủ sứ Võ Hà Thanh 100 năm tuổi, sắp tới “chỉ còn trong ký ức” khi cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai phải phá bỏ khoảng 2/3 ngôi biệt thự do nằm trong phạm vi làm tuyến đường ven sông Đồng Nai.

16 2
Căn biệt thự nhìn từ trên cao ẢNH: LÊ LÂM

Một số nhà sử học, nhà nghiên cứu dư luận cho rằng cần bảo tồn căn biệt thự 100 tuổi này, bằng cách nắn lại con đường; có người còn đề xuất giải pháp mời “thần đèn” dời căn nhà ra khỏi phạm vi giải tỏa…

Ngay sau đó, Sở Xây dựng đã chủ trì, phối hợp với Sở VH-TT-DL và UBND TP.Biên Hòa tiến hành khảo sát thực tế ngôi nhà để đánh giá hiện trạng và đưa ra quyết định cuối cùng.

Tại cuộc họp Ban thường vụ (BTV) Tỉnh ủy Đồng Nai diễn ra vào ngày 26.9, dưới sự chủ trì của Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Hồng Lĩnh, sau khi nghe các đơn vị liên quan báo cáo, thảo luận, BTV Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định giữ lại biệt thự cổ trên.

17 2
2/3 căn biệt tự nằm trong phạm vi tuyến đường ven sông Đồng Nai
ẢNH: LÊ LÂM

BTV Tỉnh ủy Đồng Nai giao cho Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh chỉ đạo các cơ quan liên quan thực hiện bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của căn biệt thự 100 năm tuổi. Bên cạnh đó, có giải pháp triển khai tuyến đường ven sông Đồng Nai theo đúng kế hoạch đề ra, bảo đảm các quy định của pháp luật.

Đề xuất 4 phương án bảo tồn

Một ngày sau chỉ đạo của Bí thư Tỉnh ủy Đồng Nai, Sở Xây dựng đã có văn bản báo cáo UBND tỉnh đề xuất 4 phương án bảo tồn.

Cụ thể, phương án đầu tiên là di dời biệt thự vào sâu bên trong. Tuy nhiên, do khuôn viên biệt thự không đủ không gian nên phải giải phóng mặt bằng hộ dân phía sau. Phương án này tốn nhiều thời gian và vấn đề pháp lý liên quan.

Phương án 2, nắn tuyến đường ven sông Đồng Nai. Phương án này không cần thu hồi thêm đất mà chỉ điều chỉnh lại thiết kế. Sở Xây dựng cho biết vẫn đảm bảo được tuyến đường sẽ cong mềm mại, không cua gắt, không thắt cổ chai.

Phương án 3, tổ chức đảo giao thông chạy quanh ngôi biệt thự, tương tự như cách bố trí giao thông nhà thờ Đức Bà ở TP.HCM. Phương án này vẫn phải giải phóng mặt bằng thêm khoảng 3.000m2 và điều chỉnh lại thiết kế, điều chỉnh quy hoạch.

Phương án 4 là làm cầu vượt. Phương án này cũng phải thu hồi diện tích đất lớn và chi phí xây dựng cao, thời gian kéo dài.

Theo Thanh Niên

Bài viết cùng chủ đề:

    1 5

    Rừng cẩm liên thay lá ‘nhuộm trắng’ núi Minh Đạm

    Tháng Ba, rừng cẩm liên vào mùa thay lá, khoác lên núi Minh Đạm (Bà Rịa – Vũng Tàu) sắc trắng lạ mắt, nổi bật giữa màu xanh núi rừng. Núi Minh Đạm nằm cách trung tâm thành phố Bà Rịa khoảng 15km, có độ cao 355 mét so với mực nước biển. Đây là...
    12 4

    Chầm chậm nhé, hoa sưa

    Hà Nội mùa nào hoa sấu? Hà Nội mùa nào hoa sưa? Hoa sấu nở vào đầu hạ, còn hoa sưa chọn cữ cuối tháng Hai, đầu tháng Ba âm lịch, khi đất trời và phố phường còn đang say ngủ trong màn mưa bụi, khi hoa bưởi, hoa ban còn chưa nhạt sắc. Bất...
    8 4

    Chuỗi triển lãm hơn 700 tranh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông

    Kỷ niệm 100 năm ngày sinh của họa sĩ Huỳnh Phương Đông, một chuỗi triển lãm sẽ được tổ chức, giới thiệu hơn 700 tác phẩm của ông với công chúng. Ngày 13/3, tại Nhà triển lãm 92 Lê Thánh Tôn, Quận 1, TP HCM đã diễn ra buổi giới thiệu 3.000 tác phẩm của...
    12 3

    Giữ gìn nghi thức hầu đồng: Tránh xa mê tín, giữ gìn giá trị văn hóa của người Việt

    Hầu đồng – một nghi thức tâm linh quan trọng trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt – không chỉ mang ý nghĩa tôn giáo mà còn là một di sản văn hóa phi vật thể độc đáo. Với sự kết hợp hài hòa giữa âm nhạc, vũ điệu, trang phục và không gian...
    21 2

    Tam Đảo sẵn sàng cho Lễ hội Tây Thiên 2025

    Để chuẩn bị cho Lễ hội Tây Thiên 2025 diễn ra vào ngày 14/3 tới, Tam Đảo đã huy động hàng trăm người tham ra phục vụ, với nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch đặc sắc. Diễn ra từ ngày 14 – 16/3 (tức ngày 15 – 17/2 âm lịch), Lễ hội...

Được quan tâm