Tờ báo thuở xưa: Báo Việt ở xứ người

Trần Lâm 98 lượt xem 12 Tháng Bảy, 2023

Báo Việt ra trên đất Việt là lẽ thường. Để phục vụ nhu cầu tin tức cho đồng bào xa quê hay hoạt động tuyên truyền, có những tờ báo Việt được xuất bản ở ngoại quốc nữa.

“Công binh” trên đất Pháp

Trong tác phẩm Bút chiến đấu, Đông Tùng cho biết Việt Nam hồn xuất bản tại Pháp. Theo lời Đông Pháp thời báo số 400, ra ngày 24.2.1926, báo Việt Nam hồn ra mỗi tháng một kỳ gồm chữ quốc ngữ, chữ Pháp và chữ Hán với tôn chỉ: “Binh vực những học sanh cùng người lao động ở bên ta hay ở bên Pháp mà bị cường quyền áp chế. Thâu phục lấy những quyền tự do về đường chánh trị và tự do được lập hiệp công hội; tự do du lịch, tự do ngôn luận; tự do giáo dục; tự do lập hội. Trao đổi tư tưởng hi vọng cùng sự từng trải lịch duyệt cho nhau hay để giúp sự khai hóa tinh thần”. Báo phát hành về Việt Nam do Đông Pháp thời báo làm đại lý.

z1
Cao Miên hướng truyền số 45, ra ngày 18.3.1930

Cũng tại Pháp còn có tờ La Tribune Indochinoise. Trong hồi ký 41 năm làm báo, Hồ Hữu Tường cho biết Dương Văn Giáo sau khi sang Pháp làm thông ngôn dạo Thế chiến 1, đã học và đỗ tiến sĩ luật khoa, làm trạng sư ở tòa Thượng thẩm Paris: “Và năm 1926, cùng với Bùi Quang Chiêu sáng lập tờ La Tribune Indochinoise, cơ quan của đảng Lập hiến tại Pháp”.

Về sau có Công binh tạp chí ra số đầu năm 1942 tại Pháp. Thông tin trên các số báo Công binh thì đây là báo của lao động Đông Dương. Quản lý báo là Trần Ngọc Vân. Có lúc báo không ra đều kỳ nên trên Công binh số 34, ra tháng 5.1945 có đoạn viết “trong thời kỳ mấy tháng C.B.T.C. không ra mắt anh em”. Công binh không chỉ là món ăn tinh thần thuần Việt về tin tức, văn chương, chính trị… cho đồng bào ở Pháp, mà còn là cầu nối để tìm thân nhân. Trên Công binh có lúc bắt gặp mẩu tin tìm bạn bè, người thân, đồng nghiệp. Công binh số 33, ra tháng 4.1945 mục “Hỏi tin” trong đó Lương Thanh Tâm hỏi tìm bạn, Trần Văn Liêu tìm cháu là Phan Sỷ Trâm.

Ở tận Pháp quốc, Công binh thỉnh thoảng vẫn có những bài của các tác giả nổi tiếng ở quê nhà được độc giả sưu tầm gửi đến. Công binh số 23, ra ngày 20.3.1944 đăng bài thơ Một đêm sâu của Chế Lan Viên. Báo cung cấp cho độc giả những truyện ngắn, thơ, kiến thức khoa học thường thức cũng có mặt mà Nguyên nhân ánh sáng Mặt trăng trên số 23, ra ngày 20.3.1944 là một ví dụ.

Các tin tức thời sự về Đông Dương, Pháp quốc, nhất là tin liên quan đến anh em lao động được ưu tiên. Công binh số 34, ra tháng 5.1945 tin tức Đông Dương là tin về tình trạng lạm phát giá nhà, giá gạo, giá dầu, giá rau; còn có bài Tình hình kinh tế Đông Dương 1940 – 1944. Ngoài ra còn có tin đó đây, tin Paris. Những bài liên quan đến y học, thể thao, danh nhân Việt xưa cũng xuất hiện trên báo.

z2
Công binh số 23, ra ngày 20.3.1944 đăng bài thơ Một đêm sâu của Chế Lan Viên trên trang nhất

 

Tư Liệu của Đình Ba

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

    1 10

    Sài Gòn độc đáo qua ảnh tô màu thời Pháp

    Những công trình biểu tượng của Sài Gòn xưa được tái hiện trong bộ bưu ảnh tô màu bằng tay thời Pháp của nhà sưu tập Bùi Bằng Giang. Thương xá Eden nằm ở góc đường Đồng Khởi – Lê Lợi, là biểu tượng trung tâm thương mại của Sài Gòn xưa. Ngoài những quầy...
    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    9d6f8fb2 b00f 4932 ad4d 367cc2ca12e4

    Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

    Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện...

Được quan tâm