Sức sống mãnh liệt của nghệ thuật xòe Thái

Huyền Linh 109 lượt xem 31 Tháng Bảy, 2024

Xòe Thái là nghệ thuật mang tính cộng đồng nhiều nhất, có thể diễn ra ở bất kỳ đâu và tạo ra niềm vui, sự gắn bó với mọi người. Chính vì thế, việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc thực sự cần thiết.

1 4

Xòe Thái là di sản đặc biệt của người Thái, có tính cộng đồng rất cao. Khi họ nắm tay nhay vòng xòe, tiếng coong làm nên niềm vui, ai cũng thấy bình đẳng. Thứ 2 là điệu múa độc đáo ở bước chân, điệu nhún và điệu xòe tay kết hợp cùng nhau rất hài hòa, động tác tay mềm mại, nghe thấy âm nhạc người ta muốn cầm tay nhau xòe.

2 3

Xòe Thái bao giờ cũng sống với cư dân, giải mã xòe Thái có nhiều yếu tố, có người cho rằng đó là yếu tố thờ mặt trời, hình vòng tròn, tiếp đó là điệu dân vũ mang tính cộng đồng. Để tiếp tục bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa này, các tỉnh Tây Bắc cần có chiến lược cụ thể. 

Từ lâu xòe Thái đã khẳng định sức sống trường tồn và lan tỏa qua nhiều thời kỳ lịch sử. Tiếp theo Nhã nhạc cung đình Huế, Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, Quan Họ Bắc Ninh, Ca trù, Hát Xoan, Đờn ca tài tử Nam Bộ…. tất cả những ai yêu văn hóa truyền thống đều mong chờ xòe Thái sẽ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Đó cũng là cách mà Việt Nam tự hào khoe với thế giới về một nền văn hóa giàu bản sắc được gìn giữ qua hàng nghìn năm lịch sử.

Theo VOV

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm