Sức quyến rũ từ những thửa ruộng bậc thang ở Bát Xát

Trần Hùng 224 lượt xem 29 Tháng Năm, 2022

Huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai có trên 3.000 ha ruộng bậc thang ở tất cả các xã, nổi bật là thung lũng Thề Pả thuộc địa phận 2 xã Ngài Thầu và Y Tý , đây được coi là điểm “săn mây” độc đáo bậc nhất tại Việt Nam. Vào mùa nước đổ, những ô ruộng bậc thang xếp tầng uốn lượn như chiếc thang cao vút lên trời xanh với nhiều gam màu đẹp mắt, khiến mỗi du khách đến đây phải ngỡ ngàng, mê mẩn.

31 4 e1653820640384
Vào dịp tháng 5, tháng 6 hàng năm, khi những cơn mưa hè đầu tiên trút xuống, đồng bào các dân tộc vùng cao chuẩn bị cày cấy cho một vụ mùa mới, cũng là lúc những thửa ruộng bậc thang ở vùng cao Bát Xát bắt đầu vào mùa nước đổ

 

32 1 e1653820667843
Từ hàng ngàn đời nay, đồng bào Mông, Dao, Hà Nhì… bằng đôi bàn tay khéo léo và sức sáng tạo, đã tạo nên những thửa ruộng bậc thang uốn lượn quanh những quả đồi, sườn núi tạo nên một bức tranh kỳ thú, làm mê đắm lòng người.
33 e1653820708925
Ruộng bậc thang là loại hình canh tác đặc trưng của đồng bào các dân tộc trên địa bàn vùng cao Tây Bắc nói chung, Bát Xát nói riêng. Nó gắn với lịch sử phát triển của mỗi dân tộc sinh sống nơi đây và là kết quả của quá trình lao động, đúc kết kinh nghiệm, sáng tạo, đưa cây lúa nước lên canh tác trên đồi cao
34 e1653820732387
Mỗi người một công việc, người cuốc đất, đắp bờ, người cày, người cấy… tô điểm lên bức tranh thiên nhiền đầy màu sắc
35 e1653820765199
Đây cũng là dịp chứng kiến tinh thần cố kết cộng đồng của các dân tộc huyện vùng cao Bát Xát. Tùy lượng nước ở các thửa ruộng và để kịp mùa vụ, hình thức đổi công vẫn được bà con các dân tộc ở Bát Xát duy trì
36 e1653820786979
Ngoài sử dụng trâu, bò để cày, bừa, bà con các dân tộc huyện Bát Xát đã sử dụng máy cày, máy bừa trong sản xuất nông nghiệp, góp phần tăng năng suất lao lao động

Theo Báo Dân Tộc

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm