Sắp diễn ra lễ hội linh thiêng nhất của đồng bào S’Tiêng tại Củ Chi

Ngọc Thương 54 lượt xem 23 Tháng Tám, 2024

TPO – Từ ngày 31/8-2/9, tại Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi – TPHCM diễn ra chương trình triển lãm, trưng bày các hiện vật lịch sử – văn hóa và trình diễn nghệ thuật dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc S’Tiêng nhằm tái hiện lễ hội Crac Băr mêy – được xem là linh thiêng nhất của đồng bào S’Tiêng.

Tại chương trình, người xem được thấy các hiện vật lịch sử, văn hoá gắn liền với đời sống của đồng bào dân tộc S’Tiêng như các vật dụng săn bắn, vật dụng sinh hoạt, sản xuất, các nhạc cụ dân tộc… Đây là các hiện vật đặc trưng gắn liền với đời sống của dân tộc S’Tiêng từ bao đời nay, phản ánh rõ nét đời sống văn hóa và tinh thần đặc sắc của cộng đồng người S’Tiêng trên địa bàn tỉnh Bình Phước và một số tỉnh lân cận.

mung com moi 06 9990
Các vật dụng sinh hoạt của người S’Tiêng sẽ được trưng bày trong chương trình.

Cũng tại chương trình, ban tổ chức sẽ phục dựng lại lễ hội Crac Băr mêy (lễ mừng cơm mới) của cộng đồng người S’Tiêng thuộc huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.

Đây là lễ hội lớn của người người S’Tiêng thường được tổ chức sau vụ thu hoạch lúa để tri ân các vị Thần như Thần Lúa, Thần Trời, Thần Đất, Thần Sông, Thần Suối… và tri ân tổ tiên, ông bà đã phù hộ cho buôn cho sóc có được vụ mùa bội thu.

mung com moi 01 1279
Nghi lễ tại lễ hội Crac Băr mêy.

Bên cạnh phần lễ như Rước hồn lúa, làm Lễ Cúng cơm mới với đầy đủ lễ vật và mời Thần Lúa cùng các Thần về thụ hưởng và chứng giám cho tấm lòng thành kính của cộng đồng, cầu xin các thần tiếp tục che chở cho dân sóc có sức khỏe, vụ mùa năm tới lúa chất đầy kho, heo gà đầy chuồng, bầu bí đầy rẫy… thì phần hội cũng tạo sức thu hút với mọi người khi mọi người tham gia đều mặc những bộ đồ truyền thống, đeo trang sức bạc cổ truyền cùng quây quần múa hát trong tiếng tiếng cồng, tiếng chiêng.

mung com moi 03 7531
Các già làng làm lễ Cúng cơm mới

Theo đại diện ban quản lý khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi, lễ hội Crac Băr mêy là chương trình độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của cộng đồng dân tộc S’Tiêng đã được giới chuyên môn đánh giá cao. Để phục dựng lễ hội đúng nguyên bản, ban quản lý khu di tích đã phối hợp với Sở văn hóa – Thể thao – Du lịch tỉnh Bình Phước mời những già làng, những nghệ nhân người S’Tiêng ở huyện Hớn Quản (Bình Phước) đến tận khu di tích để thực hiện.

Cũng qua lễ hội Crac Băr mêy, đồng bào S’tiêng mong muốn truyền tải tâm tư, tình cảm, nguyện vọng và cầu mong cho cộng đồng các dân tộc tỉnh nói riêng, đại gia đình các dân tộc Việt Nam luôn no đủ, mạnh giàu cùng nhau bảo tồn những nét đẹp văn hóa cổ truyền độc đáo của cộng đồng mình trên nền văn hóa các dân tộc Việt Nam thống nhất.

Cũng trong dịp Quốc khánh 2/9, Khu di tích lịch sử địa đạo Củ Chi sẽ thực hiện chế độ giảm giá vé 30% và tặng quà cho khách tham quan. Ngoài ra khách tham quan còn nhận được nhiều khuyến mãi khi sử dụng các dịch vụ trong khu di tích

Theo Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    9 1

    Giá trị biểu tượng kiến trúc chùa Khmer

    Tỉnh Vĩnh Long nằm ở vùng ĐBSCL, nổi bật với sự phong phú của nền văn hóa Khmer, đặc biệt là các chùa Khmer với hệ thống biểu tượng kiến trúc độc đáo. Những biểu tượng này không chỉ phản ánh tín ngưỡng và phong tục tập quán của người Khmer, còn là di sản...
    10 1

    Làng Tà Lài đẹp như phim của Ká Tuyền mang giấc mơ bảo tồn giá trị văn hóa bản địa ở Đồng Nai

    Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài – Tà Lài Eco Lodge ra đời là hoài bão của cô gái trẻ, góp phần bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng. Nghề truyền thống ở làng Tà Lài đang mất dần...
    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...
    1 2

    Làng chuyên nghề đảo nước, lọc ruột tại Quảng Nam

    Làng hến Tân Phú (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) nằm bên dòng sông Trường Giang thơ mộng, bao đời nay gắn liền với nghề khai thác và tách ruột hến, tạo việc làm cho hàng trăm người dân. Thôn Tân Phú có hơn 330 hộ dân nhưng có trên 150 gia...

Được quan tâm