Nghề làm nhà tre, dừa Cẩm Thanh được công nhân Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Huyền Linh 242 lượt xem 30 Tháng Chín, 2024

Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh (TP Hội An, tỉnh Quảng Nam) được trao bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Tối 27/9, nhân lễ kỷ niệm 60 năm đồng khởi giải phóng xã Cẩm Thanh (1964-2024), đại diện lãnh đạo Sở VHTTDL tỉnh Quảng Nam đã trao bằng chứng nhận DSVH phi vật thể cấp quốc gia “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” cho đại diện lãnh đạo xã Cẩm Thanh.

3 12
Trao Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh”. Ảnh: TQ

Trước đó, ngày 21/2/2024, Bộ Văn Hoá, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã ban hành Quyết định số 380 đưa “Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh” vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Dịp này, lãnh đạo Sở NN&PTNT Quảng Nam cũng trao bằng công nhận đạt tiêu chí nghề truyền thống cho nghề tre dừa Cẩm Thanh.

Nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh xuất phát từ môi trường sinh sống tự nhiên của cư dân ven vùng cửa sông bao quanh rừng dừa, tre. Dựa vào nguồn vật liệu sẵn có, cư dân địa phương nơi đây đã sáng tạo đến việc gia công, lắp dựng nhà tre, dừa phù hợp với điều kiện, môi trường sống.

Ngoài việc sử dụng các giá trị Di sản văn hoá (DSVH) phi vật thể của nghề trong lao động sản xuất, gìn giữ và phát huy, DSVH phi vật thể của nghề làm nhà tre, dừa còn được trình diễn tại chỗ để phục vụ cho du khách tham quan, phục vụ trong các hoạt động lễ hội, xúc tiến du lịch, làng nghề truyền thống, triển lãm trưng bày các làng nghề lớn diễn ra tại địa phương và trong cả nước.

Góp phần thúc đẩy sự phát triển làng nghề, giới thiệu quảng bá hình ảnh, sản phẩm làng nghề đến đông đảo nhân dân, du khách trên cả nước.

4 7
Một ngôi nhà làm từ dừa nước. Ảnh: TTXVN

Phương thức làm nhà tre, dừa mang đặc trưng riêng của vùng đất Hội An mà không phải nơi nào cũng có được, từ kiểu dáng hình thức đến kỹ thuật xử lý nguyên liệu, kỹ thuật gia công, lắp dựng đều thể hiện sự sáng tạo, tính cần cù, ham học hỏi của những người thợ làm nghề.

Qua đó, phản ánh lịch sử hình thành, phát triển làng xã và các làng nghề, ngành nghề truyền thống ở xã Cẩm Thanh nói riêng và đô thị – thương cảng Hội An nói chung.

TP.Hội An hiện có 6 nghề được đưa vào danh mục DSVH phi vật thể quốc gia, gồm: nghề khai thác yến sào Thanh Châu; nghề gốm Thanh Hà; nghề mộc Kim Bồng; nghề trồng rau Trà Quế; nghề làm nhà tre, dừa ở Cẩm Thanh; nghề thủ công truyền thống đan võng ngô đồng ở Cù Lao Chàm.

Theo Công luận

Bài viết cùng chủ đề:

    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    17 3

    Chùa Tư Đình

    Nằm trên một khu đất cao ráo với địa thế đẹp thuộc tổ 4 phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), chùa Tư Đình (Sùng Khánh tự) là một ngôi chùa cổ gắn với lịch sử hình thành lâu đời của làng Tư Đình xưa. Từ nhiều nguồn sử liệu cho thấy, chùa Tư...
    11 2

    Mở cửa đình làng

    Ở Hà Nội, những ngôi đình được tôn tạo ngày một nhiều hơn. Song, trong khi kiến trúc được trả lại thì chức năng sinh hoạt mới chỉ được trả lại… một nửa. Bên cạnh chức năng tín ngưỡng, tâm linh, đình làng xưa còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa, xã hội...
    17 1

    Chùa Dục Khánh và điện Huy Văn

    Được khởi dựng từ thế kỷ XV, chùa Dục Khánh (hay chùa Huy Văn) nằm trên đất làng Huy Văn thuộc tổng Hữu Nghiêm (huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên xưa). Ngày nay, chùa nằm giữa ngõ Huy Văn và ngõ Văn Chương (phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội). Ban đầu, chùa có...
    16 1

    Đền Ngọc Sơn

    Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm) nằm trong quần thể Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Đây là điểm đến không dễ bỏ qua của du khách khi tới Hà Nội. Đền Ngọc...

Được quan tâm