Một thoáng hoàng hôn bên công trình bằng đá độc nhất vô nhị

Trần Thư 32 lượt xem 1 Tháng Bảy, 2021

Khi hoàng hôn buông xuống, một khung cảnh yên bình nơi di sản thế giới Thành nhà Hồ với hình ảnh những đứa trẻ chăn trâu, thả diều, hay những bác nông dân thong thả trở về nhà sau buổi làm đồng.

a1 scaled

Thành nhà Hồ, còn được gọi là Thành Tây Đô, Thành Tây Giai, Thành An Tôn, thuộc địa phận hai xã Vĩnh Tiến và Vĩnh Long (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa), được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào cuối thế kỷ XIV, đầu thế kỷ XV, là kinh đô của nước Đại Việt – vương triều Trần từ năm (1389 – 1400) và kinh đô của nước Đại Ngu – vương triều Hồ từ năm (1400 – 1407).

a2 scaled

Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc bằng đá cổ độc nhất vô nhị ở Việt Nam. Trải qua hơn 600 năm, tòa thành kỳ vĩ này vẫn trường tồn với thời gian. Vào tháng 6/2011, tại kỳ họp lần thứ 35 của tổ chức UNESCO tổ chức tại Paris (Pháp), Thành nhà Hồ được tôn vinh là Di sản văn hóa của nhân loại.

a3 scaled

Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước. Nếu có dịp ghé thăm Thành nhà Hồ mỗi khi chiều đến, du khách như được lạc bước vào một khung cảnh yên bình vốn có nơi những làng quê Việt Nam.

a4 scaled

Nơi đây là tuổi thơ của biết bao đứa trẻ với những buổi chăn trâu, thả diều trên bờ thành.

a5 scaled

Hay hình ảnh những người nông dân đi đánh dặm bắt tôm tép, đi làm đồng về mỗi khi chiều xuống.

a6 scaled

Trong lòng di sản Thành nhà Hồ là những cánh đồng xanh mướt và những ao sen tỏa hương thơm ngát. Tất cả tạo nên một bức tranh về làng quê với vẻ đẹp bình dị, yên ả.

a7 scaled

Đứng trên cổng thành, du khách có thể bao quát khu vực nội thành cũng như phóng tầm mắt ra những ngọn núi xa tít, thỏa sức ngắm hoàng hôn xuống mỗi khi chiều về, tận hưởng cảm giác yên bình của làng quê Việt.

a8 scaled

Trên các bờ thành, có thể bắt gặp hình ảnh những đứa trẻ chăn trâu, bò, vui đùa trên những thảm cỏ xanh trong gió chiều mát dịu.

a9 scaled

Người dân sinh sống ven Thành nhà Hồ tranh thủ buổi chiều mát để ra đồng cắt cỏ về cho gia súc.

a10 scaled

Khi ánh mặt trời khuất dần sau những ngọn núi xa xa, cũng là lúc người nông dân trở về nhà sau buổi làm đồng.

a11 scaled

Một góc trong nội Thành nhà Hồ khi hoàng hôn buông xuống.

Những ngày hè nóng bức, nhiều người dân thường rủ nhau ra Thành nhà Hồ để hóng gió, đi thể dục.

a12 scaled

“Thả hồn” dưới cảnh hoàng hôn yên bình.

a13 scaled

Nhiều bạn trẻ cùng nhau ngắm nhìn khung cảnh bình yên, mộc mạc mỗi khi hoàng hôn buông xuống.

a14 scaled

Nhiều người dân và du khách dạo chơi, ngắm cảnh và tận hưởng cảm giác yên tĩnh nơi di sản Thành nhà Hồ mỗi khi chiều đến.

Theo Dân Trí

Bài viết cùng chủ đề:

    20 năm thông Hầm Hải Vân – Hầm đường bộ hiện đại nhất Đông Nam Á

    Thay vì mất gần 1 giờ đồng hồ “leo lên rồi tuột dốc” con đường đèo 22km, giờ đây, những người lái xe trên lộ trình Bắc-Nam chỉ mất 10-15 phút để “vượt đèo Hải Vân” trên đoạn đường hầm dài hơn 12km. Ngày 7/11/2003, những người thợ khoan từ hai đầu Nam-Bắc của Hầm...
    a225da86fbca12944bdb

    Ông Lãnh là ai?

    Dù cầu Ông Lãnh là địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM, nhiều người không biết ông Lãnh là ai. Cây cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối trái cây, thủy hải sản lớn nhất thành phố từng nằm...
    ho tuyen lam3 7752

    Mê mẩn ngắm hồ nước ở Đà Lạt đẹp như tranh thủy mặc cuối thu

    Cuối tháng 10, khi những loài cây chuyển màu, trút lá… hồ Tuyền Lâm như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp giữa lòng thành phố ngàn hoa. Hồ Tuyền Lâm là một hồ nước cực lớn, rộng 320ha nằm ở khu vực ngoại ô thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), cách trung tâm TP...
    sin phu
    cau chuyen ve de nhat hung quan 1 5094

    Câu chuyện về Đệ nhất hùng quan

    Hải Vân là con đèo hiểm trở ngăn cách Thừa Thiên và Đà Nẵng, từ thời Nguyễn đã được mệnh danh là ‘Thiên hạ đệ nhất hùng quan’. Nhưng con đèo này hiểm trở đến mức người dân từng phải chọn đường thủy để đi. Do đó mới có chuyện, năm Tự Đức thứ 9...

Được quan tâm