Linh thiêng Lễ cúng nguồn nước của đồng bào Hà Nhì Lào Cai

Hoàng Thơ 85 lượt xem 26 Tháng Mười, 2023
Cầu cho nước nguồn chảy mãi không ngừng để cuộc sống mãi sinh sôi, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cầu mong thôn, bản được bình yên, con người được mạnh khỏe, vật nuôi được sinh sôi phát triển, cây trồng được tươi tốt… Đó là mong ước của bà con đồng bào người Hà Nhì, Y Tý, Bát Xát, Lào Cai vào mỗi dịp cúng nguồn nước trong đầu năm mới.

Vạn vật hữu linh

Đồng bào dân tộc Hà Nhì sớm có ý thức gắn bó với núi rừng, sông suối. Trong đời sống, đồng bào coi rừng như nguồn sống, là mái nhà che chở, còn suối nước là chỗ dựa tinh thần của cả cộng đồng. Bởi vậy, từ xa xưa, đồng bào dân tộc Hà Nhì đã có tục giữ rừng, cúng rừng, bảo vệ nguồn nước. Tín ngưỡng thờ thần rừng, thần nước của người Hà Nhì như một sợi dây tâm linh truyền qua nhiều thế hệ.

Trong đời sống tâm linh, người Hà Nhì tin rằng vạn vật hữu linh (mọi vật đều có linh hồn ngự trị). Theo quan niệm dân gian của người Hà Nhì, các vị thần như thần rừng, thần nước, thần núi đều là những vị thần gần gũi với đời sống con người. Trong đó vị thần rừng, thần nước có ý nghĩa đặc biệt.

1698205080 1
Lễ cúng thần nước của người Hà Nhì ở Bát Xát (Lào Cai) không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa của dân tộc mà còn giáo dục người dân, cộng đồng bảo vệ khoáng sản nước, bảo vệ môi trường…

Từ bao đời nay người Hà Nhì sống gần gũi với thiên nhiên và ngày nay vẫn giữ những luật tục nghiêm ngặt bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước của cha ông để lại. Người Hà Nhì cho rằng, mỗi cánh rừng, nguồn nước đều có một vị thần trị vì, là phúc thần của mỗi bản làng, do vậy vận mệnh của dân làng có mối liên hệ mật thiết tới sự tồn vong của khu rừng, nguồn nước ấy.

Nghi lễ được thực hiện vào ngày Thìn đầu tiên của năm mới

Vào ngày Thìn đầu tiên của năm mới, người Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai) lại tưng bừng tổ chức nghi lễ cúng tạ ơn nguồn nước. Đây là một trong những nghi lễ lớn và quan trọng trong năm của người Hà Nhì.

1698205147 2
Trước khi nghi lễ cúng thần nước diễn ra người tham gia cúng thường dọn dẹp vệ sinh nguồn nước.

Theo tập quán, trước ngày diễn ra lễ cúng thần nước, người Hà Nhì phải tổ chức nghi lễ cấm bản, mọi người cùng căng dây báo cấm trên các con đường chính dẫn vào bản. Họ cho rằng làm như vậy sẽ cấm được các loại ma xấu vào làm hại dân bản.

Sáng sớm ngày Thìn đầu tiên của năm, mỗi gia đình người Hà Nhì sẽ cử một người trưởng thành tập trung tại các nguồn nước chính của thôn để thực hiện lễ cúng nguồn nước thiêng. Khi thực hành nghi lễ, lễ vật dâng cúng bao gồm: một đôi gà, một kẹp xôi màu vàng có quả trứng gà luộc chín ở giữa, một ống rượu nếp ủ sống không qua chưng cất được đựng trong ống tre cũ, một ống hút rượu bằng cành trúc nhỏ, một ống nước được lấy từ nguồn nước thiêng, một đôi thớt gỗ, chín cái bát sứ và hai đôi đũa.

1698205193 3

1698205215 4
Cầu cho suối nguồn chảy mãi, cầu mong thôn bản bình yên, con người khỏe mạnh, mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu… là mong ước được người dân gửi tới các vị thần trong lễ cúng thần nước.

Thầy cúng sẽ gồm 2 người, một người đại diện cho người chồng, một người đại diện cho người vợ. Sau khi dâng các lễ vật cúng thần nước, thầy cúng chính sẽ thực hiện chia lộc đều cho mọi người để cùng hưởng lộc ban của thánh thần.

Bảo tồn nét đặc sắc của nghi lễ cúng thần nước của người Hà Nhì

Theo ông Phu Che Thó, cán bộ văn hóa xã Y Tý, huyện Bát Xát (Lào Cai), với người Hà Nhì, nghi lễ cúng nguồn nước là một nghi lễ linh thiêng. Ngoài cầu cho nước nguồn chảy mãi để sự sống mãi sinh sôi thì họ còn cầu cho sức khỏe, bình an và mùa màng bội thu.

Thầy cúng Ly Gờ Đo, thôn Tả Gì Thàng, xã Y Tý (Bát Xát) cho biết: Người Hà Nhì hằng năm tổ chức cúng nước, cúng rừng vào đầu năm mới nhằm cầu mong có một năm mới sức khỏe và làm ăn, lao động sản xuất được may mắn, mùa màng bội thu. Nghi lễ cúng thần nước thần rừng là nhắc nhở các thế hệ người Hà Nhì trong cùng một thôn bản cần có ý thức trong việc bảo vệ nguồn nước, bảo vệ rừng thiêng này, là nơi không được xâm phạm. Đồng thời, nghi lễ này cũng là dịp để dân bản thể hiện ước nguyện của mình trước các vị thần linh cao cả về một cuộc sống yên bình cho cả năm.

1698205279 5
Sau lễ cúng, người dân cùng nhau ăn uống thụ lộc của thần nước ban.

Ông Dương Tuấn Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Lào Cai cho biết, ngành văn hoá tỉnh Lào Cai đã có một đề án để bảo tồn các văn hóa của bà con đồng bào trong đó có tục cúng thần nước của người Hà Nhì. Lễ cúng thần nước của người Hà Nhì ở Bát Xát mang giá trị giáo dục sâu sắc, không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa của tộc người, mà còn tạo sự kết nối bền chặt của cộng đồng, thể hiện sự tôn thờ các vị thần nước với ước nguyện của con người về cuộc sống ấm no, bình yên và hạnh phúc. Ngoài ra, phong tục cúng thần nước đã giáo dục người dân, công đồng bảo vệ khoáng sản nước, bảo vệ môi trường…

Trong các làng bản của người Hà Nhì, việc quản lí các tài nguyên, bảo vệ đất đai, nguồn nước được đồng bào coi trọng. Người Hà Nhì có cách ứng xử nhân bản trong việc khai thác, sử dụng nguồn nước, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, môi trường. Cứ nhìn những cánh rừng bạt ngàn xanh tầng tầng lớp lớp, những cây gỗ lớn ba bốn người ôm không xuể trong rừng có thể thấy người dân ở đây ứng xử với rừng như thế nào. Luật tục bảo vệ rừng, bảo vệ nguồn nước giữ cảnh quan thiên nhiên đã ăn sâu vào tâm trí mỗi người Hà Nhì, trở thành phong tục, nét văn hóa đẹp của đồng bào dân tộc vùng cao nơi đây.

Bích Hợp

Nguồn: Báo Tài nguyên và Môi trường

Bài viết cùng chủ đề:

    20 năm thông Hầm Hải Vân – Hầm đường bộ hiện đại nhất Đông Nam Á

    Thay vì mất gần 1 giờ đồng hồ “leo lên rồi tuột dốc” con đường đèo 22km, giờ đây, những người lái xe trên lộ trình Bắc-Nam chỉ mất 10-15 phút để “vượt đèo Hải Vân” trên đoạn đường hầm dài hơn 12km. Ngày 7/11/2003, những người thợ khoan từ hai đầu Nam-Bắc của Hầm...
    1699318810 p12 6 11 thanh co dien khanh anhlon 4852 4575 width850height661

    Xót xa thành cổ Diên Khánh ngập rác, bốc mùi

    Di tích thành cổ Diên Khánh có niên đại 230 năm được công nhận là di tích quốc gia, đang xuống cấp trở thành nơi xả rác, phóng uế, cỏ dại mọc um tùm. Di tích thành cổ thành nơi xả rác Tại cửa Đông, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Đây là cổng khách...
    a225da86fbca12944bdb

    Ông Lãnh là ai?

    Dù cầu Ông Lãnh là địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM, nhiều người không biết ông Lãnh là ai. Cây cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối trái cây, thủy hải sản lớn nhất thành phố từng nằm...
    ho tuyen lam3 7752

    Mê mẩn ngắm hồ nước ở Đà Lạt đẹp như tranh thủy mặc cuối thu

    Cuối tháng 10, khi những loài cây chuyển màu, trút lá… hồ Tuyền Lâm như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp giữa lòng thành phố ngàn hoa. Hồ Tuyền Lâm là một hồ nước cực lớn, rộng 320ha nằm ở khu vực ngoại ô thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), cách trung tâm TP...
    campuchia 5

    Cây cầu cổ bằng đá ong, được in trên tiền của Campuchia

    Trên đường tiến vào Xiêm Riệp để viếng thăm Angkor Wat tráng lệ của đất nước Campuchia, du khách có thể dừng chân ít phút chiêm ngưỡng nét cổ xưa của cầu Kompong Kdei. Cầu Kompong Kdei hay còn gọi là cầu Spean Praptos, được xây dựng vào thế kỷ 12 dưới thời vua Chayravaman...

Được quan tâm