Làng cổ tích độc đáo Kon Kơ Tu( Kon Tum) mà dàn cast 2 Ngày 1 Đêm ghé thăm có gì đặc biệt?

Trần Lâm 142 lượt xem 10 Tháng Tư, 2023

Làng cổ tích Kon Kơ Tu, thuộc xã Đăk Rơ Wa (TP. Kon Tum, tỉnh Kon Tum) nằm bên bờ sông Đăk Bla thơ mộng. Từ lâu nay cộng đồng người Ba Na ở đây đã biết làm du lịch. Bà con mở homestay, tổ chức đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, dựng nhà sàn cho du khách đến tham quan…

Khi người Ba Na làm du lịch

Cách trung tâm thành phố Kon Tum không xa, làng Kon Kơ Tu là ngôi làng xa nhất xã Đăk Rơ Wa. Từ phố thị Kon Tum, qua cầu treo Kon Klor, chạy dọc dòng sông Đăk Bla chúng ta có thể nhìn thấy ngôi làng cổ của người Ba Na. Làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu.

g1
Làng du lịch Kon Kơ Tu nằm bên dòng sông Đăk Bla đầy thơ mộng…

Theo đó, ngôi làng cổ có khoảng 600 cư dân người dân tộc Ba Na. Điều đặc biệt làng Kon Kơ Tu có vị thế khá lý tưởng, vừa đứng bên núi, lại nằm cạnh sông, không khí khá trong lành.

Khai thác từ thế mạnh của mình hiện có, cộng đồng người Ba Na tại làng Kon Kơ Tu từ lâu đã biết làm du lịch. Họ mở homestay, tổ chức đánh cồng chiêng, dệt thổ cẩm, dựng nhà sàn cho du khách đến tham quan…

g2
Những homestay được xây dựng tại làng du lịch Kon Kơ Tu nhằm phục vụ du khách…

Với nét đặc hữu riêng về kiến trúc của một làng cổ cùng với những giá trị đặc sắc về văn hóa truyền thống của người Ba Na, làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu từ lâu đã tạo được điểm nhấn về du lịch của thành phố Kon Tum.

Dù trải qua thăng trầm lịch sử nhưng bà con ở đây vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc sắc của người dân tộc Ba Na bản địa, thể hiện qua kiến trúc nhà rông, nhà sàn, duy trì lễ hội cồng chiêng, các hoạt động văn hóa dân gian…

Cũng nhờ vậy, ngôi làng cổ Kon Kơ Tu đã được chọn là điểm đến của du khách trong hành trình ghé thăm Kon Tum.

Ban đầu làm du lịch ở làng cổ Kon Kơ Tu chỉ là tự phát theo kiểu ” Tây ba lô”. Nhưng sau này, những chuyến “du lịch cộng  đồng” về Kon Kơ Tu thường xuyên, quen thuộc hơn.

Nhận thấy được việc xây dựng nơi lưu trú của đoàn khách du lịch là cần thiết, bà Y Na (57 tuổi, dân tộc Ba Na, trú tại làng Kon Kơ Tu) và nhiều người dân nơi đây đã tích góp, gom tiền để xây dựng mô hình lưu trú homestay.

g3
Người dân làng Kon Kơ Tu vẫn giữ được bản sắc văn hóa đặc sắc của người dân tộc bản địa, thể hiện qua kiến trúc nhà sàn

Trò chuyện cùng phóng viên, bà Y Na kể lại: “Ngày xưa gia đình tôi làm nhà sàn, hướng dẫn du khách đi tham quan và giới thiệu về văn hóa, phong tục tập quán của người Ba Na. Ngày đó, du khách đến làng chỉ để tham quan, chụp hình, ngắm cảnh mà không thể ở lại…”.

“Bởi lúc bấy giờ làng không có khách sạn hay dịch vụ ăn uống, ở qua đêm. Chính vì vậy, gia đình tôi đã tích góp tiền để xây dựng homestay nho nhỏ theo kiểu đơn sơ, độc lạ”, bà Y Na kể thêm.

g4
Bà Y Na dệt các trang phục thổ cẩm để có thể kịp chuyển đến du khách đã đặt trước đó…

Theo đó, khi đến với làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu du khách sẽ được dừng chân nghỉ ngơi tại các Homestay (Y Na, A Ben, A Kâm,…) được thưởng thức ăn uống các món ăn truyền thống của người Bahnar như gà nướng, cơm lam, gỏi lá, heo làng nướng xiên…

Đặc biệt, du khách sẽ được trải nghiệm, mua sắm trang phục thổ cẩm, rượu ghè, các sản phẩm thủ công mỹ nghệ.

Một hoạt động khác được nhiều du khách khám phá, đó là trải nghiệm đi thuyền độc mộc truyền thống trên sông Đăk Bla; giao lưu văn hóa cồng chiêng – múa xoang; trải nghiệm các hoạt động cũng như tập quán đời sống của người Bahnar.

g5
Ngôi nhà rông làng Kon Kơ Tu hiên ngang qua các thời kỳ lịch sử.

Du khách đến làng còn được tham gia làm các món ăn truyền thống với tổ ẩm thực của làng, xuống suối bắt cá, gội đầu bằng nước lá truyền thống…

Khách cũng được tham quan và trải nghiệm thực hành cùng nghệ nhân các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, làm rượu ghè, đan lát, chế tác và chơi các loại nhạc cụ dân tộc như T’rưng, cồng chiêng…

Được biết, tại làng Kon Kơ Tu hiện có 146 hộ thì khoảng 40% bà con tham gia làm du lịch cộng đồng. Mỗi khi có đoàn khách du lịch đăng ký đến làng để trải nghiệm thì tổ hợp tác du lịch làng du lịch cộng đồng Kon Kơ Tu sẽ tiến hành họp các thành viên, phân công nhiệm vụ tổ chức đón tiếp cho từng hộ.

Từng thành viên tổ hợp tác sẽ đảm nhận các nhiệm vụ khác nhau như: Phục vụ ẩm thực (cơm lam, gà nướng, rượu cần…), phục vụ diễn xướng cồng chiêng, múa xoang, dẫn khách tham quan trực tiếp trải nghiệm các nghề thủ công truyền thống như đan lát, dệt thổ cẩm, chèo thuyền dọc sông Đăk Bla…

g7
Những dãy nhà sàn phục vụ du khách nghỉ ngơi trong quá trình tham quan tại làng Kon Kơ Tu…

Ông Đào Văn Hậu – Chủ tịch UBND xã Đăk Rơ Wa cho biết, từ khi được công nhận làng Du lịch cộng đồng, nhận thức của bà con đã thay đổi.

Bà con Ba Ba trong làng đã biết thay đổi nếp nghĩ, cách làm để khai thác tiềm năng làm du lịch. Theo đó, khi tham gia vào làm du lịch cộng đồng, bà con sẽ được hưởng lợi nhiều hơn về chính sách ưu đãi vốn vay và xã sẽ giới thiệu nhiều du khách đến tham quan hơn.

 

Làng Việt tổng hợp 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm