Kiến trúc độc đáo về cầu ngói 5 thế kỷ ở đất Thành Nam

Hoài Linh 107 lượt xem 15 Tháng Mười Hai, 2023

Trong các loại cầu cổ ở Việt Nam, cầu ngói là công trình kiến trúc dân gian đặc sắc, có giá trị nghệ thuật cao. Ở đất Thành Nam hiện vẫn còn cây cầu ngói cổ kính, tuổi đời 5 thế kỷ với kiến trúc độc đáo.

Nếu như Hội An nổi tiếng chùa Cầu, tại Ninh Bình nổi tiếng cầu ngói Phát Diệm,… thì cầu ngói chợ Lương chính là di tích lịch sử nổi tiếng của mảnh đất Thành Nam. Với hơn 500 năm tuổi, vượt theo dòng thời gian, cầu ngói Chợ Lương vẫn giữ trọn vẹn được nét đẹp xưa, với kiến trúc độc nhất vô nhị theo chiều dài lịch sử.

Theo tìm hiểu của phóng viên, cầu ngói chợ Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bắc qua sông Trung Giang, cách chùa Lương khoảng 100m. Cầu ngói cũng nằm ngay trên con đường dẫn vào chùa, từ lâu đã gắn với ngôi chùa thành một cụm di tích nổi tiếng gần xa, trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều văn nghệ sỹ. Lịch sử của chùa và cầu gắn liền với công cuộc khai hoang lấn biển 500 năm trước ở vùng biển Hải Hậu.

gh
Cầu ngói chùa Lương thuộc xã Hải Anh, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định bắc qua sông Trung Giang, cách chùa Lương khoảng 100m.

Cầu được xây dựng vào thời Lê, được mệnh danh là một trong những cây cầu cổ đẹp nhất miền Bắc Việt Nam. Cây cầu từng đi vào câu ca:

 “Quần Anh nổi tiếng từ xưa Biển đình

Phong Lạc bia chùa Phúc Lâm

Khách về khách vẫn hỏi thăm

Nước chè cầu ngói, tơ tằm chợ Lương”.

Theo các tư liệu cổ, lúc đầu, cây cầu này chỉ đơn giản một cọc, chưa có mái ngói mà chỉ lợp cỏ đơn sơ. Đến thế kỷ XVII, cầu được trùng tu, sửa chữa nhiều lần để phù hợp với cấu trúc và cảnh quan chung của quần thể chùa Lương. Cuộc trùng tu lớn nhất là vào năm 1922, cầu được lợp ngói.

wq1
Toàn bộ cầu gồm 9 gian uốn cong tựa cầu vồng, với 40 cột tròn, tất cả bằng gỗ lim, hai bên hai dãy hành lang dài làm ghế nghỉ chân.

Toàn bộ cầu gồm 9 gian uốn cong tựa cầu vồng, với 40 cột tròn, tất cả bằng gỗ lim, hai bên hai dãy hành lang dài làm ghế nghỉ chân. Cầu được bắc trên 18 cột đá hình vuông to đẹp vững chãi. Cùng với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỉ mỉ, đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật rất cao, khéo léo tạo bộ khung cầu cong cong uốn lượn mềm mại.

Hệ thống mái cầu được lợp bằng ngói vảy rồng, có hình mũi hài âm dương, từ xa nhìn lại như hình con rồng đang vươn mình bay lên. Cầu mặc dù được chạm, khắc đơn giản song vẫn thể hiện hài hòa nét kiến trúc cổ truyền và bàn tay tài hoa của người thợ xưa với các hàng soi, đường chỉ ở các vì kèo, các con bảy, hàng xà, ván bưng tạo hình con bướm; đầu con song tạo dáng lá đề.

Lòng cầu rộng 2m gồm nhiều thanh gỗ lim trên hàng dầm uốn cong. Sàn cầu có nhiều thanh gỗ ngắn hơn được vuốt tròn cạnh tạo thành những điểm gờ nổi để khách bộ hành lên xuống đỡ bị trượt chân. Hai bên lòng cầu là hai dãy hành lang và cũng được uốn cong theo thành cầu.

qqww
Cầu được bắc trên 18 cột đá hình vuông to đẹp vững chãi. Cùng với hệ thống cột xà dầm, bố cục chặt chẽ, gia công tỉ mỉ, đạt trình độ kỹ thuật, mỹ thuật rất cao, khéo léo tạo bộ khung cầu cong cong uốn lượn mềm mại.

Phía ngoài hành lang là lan can với các đố thượng, đố hạ và 162 con song dáng lá đề. Hành lang là nơi du khách và người dân có thể dừng chân ngồi nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước.

Cầu ngói chợ Lương còn gây ấn tượng đặc biệt với hình tượng cuốn thư trên hành trụ, dưới là cửa cuốn. Cuốn thư tạo dáng mềm, đề 4 chữ “Quần Phương xã kiều” (tức cầu xã Quần Phương).

Mỗi đầu cầu đều có 4 con nghê chầu. Cầu ngói là nơi đi lại và dừng chân để khách bộ hành nghỉ ngơi, ngắm cảnh sông nước, làng quê. Vào mùa hè, cây phượng cạnh cầu ngói nở hoa đỏ rực càng làm cho cây cầu thêm nên thơ, hữu tình. Chính sự mềm mại, uyển chuyển trong lối kiến trúc đã tạo cho cầu ngói chùa Lương sự tinh tế, khác biệt so với những cây cầu ở các nơi khác.

rty
Với những giá trị độc đáo về kiến trúc nghệ thuật, cầu ngói chợ Lương đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia năm 1990.

Với những giá trị độc đáo về kiến trúc nghệ thuật, cầu ngói chợ Lương đã được Nhà nước công nhận là Di tích lịch sử, văn hóa quốc gia năm 1990.

Không chỉ là công trình kiến trúc cổ, những cây cầu ngói ở đất Thành Nam còn rất có giá trị về mặt lịch sử, văn hoá. Vì vậy, nhiều năm qua, các địa phương luôn quan tâm trùng tu tôn tạo và gìn giữ giá trị của cầu ngói.

Trải qua thời gian với bao biến đổi thăng trầm, những cây cầu với mái ngói cổ kính vẫn vững chãi, trơ gan cùng tuế nguyệt, trở thành biểu tượng văn hóa, niềm tự hào của người dân tỉnh Nam Định.

Theo Báo Gia đình & Sức khỏe

 

Bài viết cùng chủ đề:

    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    9d6f8fb2 b00f 4932 ad4d 367cc2ca12e4

    Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

    Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện...
    1

    Những cây di sản ở xã Hải Bắc

    Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, xã Hải Bắc (Hải Hậu) vẫn lưu giữ được nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Những cây di sản nơi đây không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị...

Được quan tâm