Không gian xanh mát, thanh tịnh tại chùa Bộc

Huyền Linh 82 lượt xem 13 Tháng Một, 2024

Tọa lạc tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, chùa Bộc sở hữu không gian xanh mát bởi các vườn cây ăn trái, rau màu… Chùa thường được người dân thủ đô, du khách tìm đến tham quan, chiêm bái và thư giãn.

1 31

Theo Trung tâm Thông tin du lịch thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, chùa Bộc, còn có tên là Sùng Phúc tự hay Thiên Phúc tự xưa thuộc thôn Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê (1676) theo tấm bia cổ nhất ở trong chùa. Ảnh: Vương Lộc

2 28

Ngày nay, chùa Bộc nằm trên đường chùa Bộc, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ảnh: Vương Lộc

3 26

Chùa sở hữu không gian xanh mát, trồng nhiều loại cây ăn trái như bưởi, cam, quýt và các loại rau màu. Ngoài ra, thời điểm này hoa súng cũng nở rộ tại chùa, tạo nên không gian thơ mộng. Ảnh: Vương Lộc

4 21

Theo ghi nhận của Sài Gòn Tiếp Thị, hiện tại chùa Bộc đang được trùng tu một số hạng mục, nên du khách chỉ có thể tham quan, chiêm bái không gian bên ngoài chùa. Ảnh: Vương Lộc

5 16

Chùa Bộc là một ngôi chùa lớn đã bị phá hủy trong trận đánh lịch sử gò Đống Đa, ba năm sau (1792) đã được trùng tu trên nền đất cũ và đổi tên là chùa Thiên Phúc. Từ đó đến nay chùa đã qua nhiều lần trùng tu. Ảnh: Vương Lộc

6 14

Kiến trúc chùa có tam quan cao 8 mét, 2 tầng. Đi vào trong sân có ba nhà bia và hai ngọn tháp. Chùa chính làm theo chữ Đinh gồm có tiền đường và hậu cung. Ảnh: Vương Lộc

7 11
Trong chùa còn bảo tồn được nhiều di vật quý gồm các pho tượng Phật, ba tấm bia là (bia Vĩnh Trị nguyên niên thời Lê Hy Tông (1676), bia Chính Hòa, Bính Dần (1686), và bia Nhâm Tý niên hiệu Quang Trung (1792) ghi lại việc chùa bị cháy và dựng lại sau trận Đống Đa.  Ảnh: Vương Lộc

8 10

Chùa Bộc còn có nhà trưng bày lưu niệm về vua Quang Trung với chiến thắng Đống Đa lịch sử cùng nhiều di vật liên quan đến trận đánh. Chùa đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm 1964. Ảnh: Vương Lộc

9 7

Hoa súng nở tại chùa Bộc. Ảnh: Vương Lộc

Theo SÀI GÒN TIẾP THỊ

Bài viết cùng chủ đề:

    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    9d6f8fb2 b00f 4932 ad4d 367cc2ca12e4

    Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

    Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện...
    1

    Những cây di sản ở xã Hải Bắc

    Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, xã Hải Bắc (Hải Hậu) vẫn lưu giữ được nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Những cây di sản nơi đây không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị...

Được quan tâm