Không gian xanh mát, thanh tịnh tại chùa Bộc

Huyền Linh 225 lượt xem 13 Tháng Một, 2024

Tọa lạc tại quận Đống Đa, thành phố Hà Nội, chùa Bộc sở hữu không gian xanh mát bởi các vườn cây ăn trái, rau màu… Chùa thường được người dân thủ đô, du khách tìm đến tham quan, chiêm bái và thư giãn.

1 31

Theo Trung tâm Thông tin du lịch thuộc Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam, chùa Bộc, còn có tên là Sùng Phúc tự hay Thiên Phúc tự xưa thuộc thôn Khương Đình, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín. Chùa được xây dựng vào thời Hậu Lê (1676) theo tấm bia cổ nhất ở trong chùa. Ảnh: Vương Lộc

2 28

Ngày nay, chùa Bộc nằm trên đường chùa Bộc, phường Khương Thượng, quận Đống Đa, thành phố Hà Nội. Ảnh: Vương Lộc

3 26

Chùa sở hữu không gian xanh mát, trồng nhiều loại cây ăn trái như bưởi, cam, quýt và các loại rau màu. Ngoài ra, thời điểm này hoa súng cũng nở rộ tại chùa, tạo nên không gian thơ mộng. Ảnh: Vương Lộc

4 21

Theo ghi nhận của Sài Gòn Tiếp Thị, hiện tại chùa Bộc đang được trùng tu một số hạng mục, nên du khách chỉ có thể tham quan, chiêm bái không gian bên ngoài chùa. Ảnh: Vương Lộc

5 16

Chùa Bộc là một ngôi chùa lớn đã bị phá hủy trong trận đánh lịch sử gò Đống Đa, ba năm sau (1792) đã được trùng tu trên nền đất cũ và đổi tên là chùa Thiên Phúc. Từ đó đến nay chùa đã qua nhiều lần trùng tu. Ảnh: Vương Lộc

6 14

Kiến trúc chùa có tam quan cao 8 mét, 2 tầng. Đi vào trong sân có ba nhà bia và hai ngọn tháp. Chùa chính làm theo chữ Đinh gồm có tiền đường và hậu cung. Ảnh: Vương Lộc

7 11
Trong chùa còn bảo tồn được nhiều di vật quý gồm các pho tượng Phật, ba tấm bia là (bia Vĩnh Trị nguyên niên thời Lê Hy Tông (1676), bia Chính Hòa, Bính Dần (1686), và bia Nhâm Tý niên hiệu Quang Trung (1792) ghi lại việc chùa bị cháy và dựng lại sau trận Đống Đa.  Ảnh: Vương Lộc

8 10

Chùa Bộc còn có nhà trưng bày lưu niệm về vua Quang Trung với chiến thắng Đống Đa lịch sử cùng nhiều di vật liên quan đến trận đánh. Chùa đã được xếp hạng Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia vào năm 1964. Ảnh: Vương Lộc

9 7

Hoa súng nở tại chùa Bộc. Ảnh: Vương Lộc

Theo SÀI GÒN TIẾP THỊ

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm