Khai quật khảo cổ tại ngôi điện nổi tiếng nhất thời nhà Nguyễn

Hồng Đào 131 lượt xem 1 Tháng Sáu, 2021

Thời gian khai quật khảo cổ tại điện Thái Hòa (Đại nội Huế) từ ngày 5-20/6.

Chiều 31/5, ông Võ Lê Nhật – Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế – cho biết Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vừa có văn bản cho phép đơn vị khai quật khảo cổ tại điện Thái Hòa, nằm bên trong Đại nội Huế nhằm đánh giá hiện trạng công trình, phục vụ việc trùng tu sau này. Địa điểm khai quật là sân và bên trong điện Thái Hòa.

Thời gian khai quật từ ngày 5 đến 20/6, với diện tích 66m2. Chủ trì là bà Lê Thị An Hòa, Trưởng phòng Nghiên cứu của Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế.

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch yêu cầu trong thời gian khai quật, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế chú ý bảo vệ địa tầng của di tích; có trách nhiệm tuyên truyền cho người dân về việc bảo vệ di sản văn hóa ở địa phương, không công bố kết luận khi chưa có sự thỏa thuận của cơ quan chủ quản và Cục Di sản văn hóa. Những hiện vật thu được trong quá trình khai quật phải được tạm lưu giữ tại Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế để bảo quản, tránh để hư hỏng, thất lạc.

mai dien Thai Hoa 1
Phần mái điện Thái Hòa xuống cấp nhiều năm nay.

Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phương án bảo vệ và phát huy giá trị những hiện vật thu được sau khảo cổ. Kết thúc khai quật, Trung tâm báo cáo sơ bộ và đề xuất phương án quản lý, bảo vệ khu vực trong thời gian chậm nhất một tháng và báo cáo khoa học chậm nhất một năm.

Điện Thái Hòa nằm trong Đại nội Huế được khởi công xây dựng ngày 21/2/1805 và hoàn thành vào tháng 10/1805 dưới thời vua Gia Long. Khi ấy Điện Thái Hòa nằm cách vị trí hiện nay khoảng 45m về phía tây bắc. Công trình là biểu trưng quyền lực của triều Nguyễn, được dùng cho các buổi triều quan trọng của triều đình như lễ đăng quang, sinh nhật vua, những buổi đón tiếp sứ thần và các buổi đại triều.

Tháng 3/1833, khi quy hoạch lại và hoàn chỉnh hệ thống kiến trúc ở Đại nội, vua Minh Mạng đã cho dời Điện Thái Hòa về phía nam, xây dựng đồ sộ, nguy nga hơn. Từ đó về sau ngôi điện này còn được tu bổ nhiều lần.

cot 1
Điện Thái Hòa là công trình kiến trúc quan trọng nhất trong Hoàng Cung triều Nguyễn.
noi that 1
Nội thất bên trong điện Thái Hòa.
canh toan 1
Điện Thái Hòa là cung điện rộng lớn, uy nghi, tráng lệ nhất trong hệ thống kiến trúc cung đình còn lại ở Huế.

Cùng với các di tích khác thuộc quần thể kiến trúc triều Nguyễn, Điện Thái Hòa được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Trước hiện trạng điện Thái Hòa xuống cấp, có nguy cơ đổ sập do mưa bão, Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế đã lên kế hoạch trùng tu với tổng kinh phí 150 tỷ đồng.

Theo phunuonline

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    1 15 e1721857706993

    Khám phá ngôi làng cổ độc nhất ở Việt Nam có 3 di sản thế giới

    Làng Trường Lưu đã hơn 600 năm tuổi đời, hiện có 3 di sản được UNESCO công nhận Di sản tư liệu ký ức thế giới khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Làng Trường Lưu thuộc xã Lai Thạch, huyện La Sơn, phủ Đức Quang cũ, nay là xã Kim Song Trường, huyện...
    3 19

    Thế giới đó đây: Ngôi làng cheo leo trên vách đá

    Nằm cheo leo trên vách đá bazan nhỏ hẹp cao 50m so với mực nước biển, trải dài chừng một cây số với chiều rộng chỉ có thể đủ để xây được hai ngôi nhà, Castellfollit de la Roca là một trong những ngôi làng đẹp nhất ở Catalonia, Tây Ban Nha. Cảnh tượng hùng...
    1 10

    Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn – Ga xe lửa Sài Gòn

    Tọa lạc trong Vườn Bách thảo Sài Gòn. Thời Pháp gọi là Viện bảo tàng Blanchard de la Brosse, đặt theo tên thống đốc Nam kỳ, người đã cho khởi công xây bảo tàng. Bảo tàng Blanchard de la Brosse – Bảo tàng Lịch sử Sài Gòn Bảo tàng thành lập vào năm 1929, còn...
    4 10

    Phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

    Để phát triển văn hóa nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao, song song với việc quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, các cấp, ngành cũng cần chú trọng tới việc làm thế nào để giữ gìn nét đẹp của văn hóa...

Được quan tâm