Huyền bí nơi phát tích tục thờ Đức Vua Cha Bát Hải ở Việt Nam

Trần Thư 33 lượt xem 3 Tháng Sáu, 2021

Theo thần tích, tại nơi đây Hùng Vương đã cho lập đàn triệu hồi Linh Sơn Tú Khí về giúp sức dẹp giặc. Vua Cha Bát Hải Động Đình đã hiển linh phò vua dẹp tan giặc giữ nước.

d1

Nằm trên địa bàn xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Tỉnh Thái Bình, đền Đồng Bằng là một trong những ngôi đền cổ nổi tiếng nhất vùng châu thổ sông Hồng. Lịch sử ngôi đền này gắn với truyền thuyết về Đức Vua Cha Bát Hải Động Đình, vị thánh có công chống giặc cứu nước thời Vua Hùng.

d2

Theo thần tích được lưu lại, ban đầu đây là ngôi miếu nhỏ được khởi dựng trên vùng đất rộng tại trang Đào Động vào đời vua Hùng Vương thứ 18. Lúc này, nước nhà bị giặc Thục xâm lấn, song thế giặc quá mạnh khiến quân triều đình không chống đỡ nổi.

d3

Triều đình đã lập đàn triệu hồi Linh Sơn Tú Khí về giúp sức dẹp giặc. Thủy thần làng Đào Động, tức Vua Cha Bát Hải Động Đình, đã hiển linh phò vua dẹp tan giặc giữ nước và ngài có công đầu trong việc lập ra 8 trang Đào Động.

d4

Khi đất nước thái bình, ngài được sắc phong “Trấn Tây An Nam Tam Kỳ Linh Ứng – Vĩnh Công Đại Vương Tối Thượng Đẳng Linh Thần”. Từ đó đền Đồng Bằng trở thành nơi địa linh thờ Đức Vua Cha Bát Hải được cả nước hướng vọng.

d5

Đến thời nhà Trần, vùng đất Đào Động trở thành một trong những phòng tuyến quân sự quan trọng, là nơi đóng quân và luyện tập thủy chiến của quân đội hoàng gia. Đây cũng là nơi ghi dấu khí thế hào hùng của cuộc kháng chiến chống giặc Nguyên Mông trong lịch sử dân tộc.

d6

Sử cũ còn ghi, trước khi bước vào cuộc chiến, Hưng Đạo Đại Vương cùng các tướng đã về đền Đồng Bằng dâng hương. Sau ba lần đại thắng quân Nguyên – Mông, khu đền đã được triều đình cho trùng tu lớn. Sau này đền thờ Trần Hưng Đạo và các tướng nhà Trần được xây dựng thêm ở đây.

d7

Ngày nay, đền Đồng Bằng vẫn giữ được dáng vẻ cổ kính uy nghiêm với kiến trúc tiền nhị hậu đỉnh liên hoàn khép kín. Ngôi đền được ví như một bảo tàng mỹ thuật cổ với nhiều tác phẩm chạm khắc gỗ tinh xảo có tuổi đời nhiều thế kỷ, phản ảnh một thời kỳ vàng son của nền nghệ thuật Việt.

d8

Với những giá trị lịch sử, văn hóa, nghệ thuật to lớn, vào năm 1986, đền Đồng Bằng đã được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia. Lễ hội đền Đồng Bằng được tổ chức vào ngày 20/8 Âm lịch hàng năm, đã được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2016.

Theo Tri thức & Cuộc sống

 

Bài viết cùng chủ đề:

    20 năm thông Hầm Hải Vân – Hầm đường bộ hiện đại nhất Đông Nam Á

    Thay vì mất gần 1 giờ đồng hồ “leo lên rồi tuột dốc” con đường đèo 22km, giờ đây, những người lái xe trên lộ trình Bắc-Nam chỉ mất 10-15 phút để “vượt đèo Hải Vân” trên đoạn đường hầm dài hơn 12km. Ngày 7/11/2003, những người thợ khoan từ hai đầu Nam-Bắc của Hầm...
    a225da86fbca12944bdb

    Ông Lãnh là ai?

    Dù cầu Ông Lãnh là địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM, nhiều người không biết ông Lãnh là ai. Cây cầu Ông Lãnh bắc qua rạch Bến Nghé, nối quận 1 và quận 4. Cầu Ông Lãnh cũng là tên khu chợ đầu mối trái cây, thủy hải sản lớn nhất thành phố từng nằm...
    ho tuyen lam3 7752

    Mê mẩn ngắm hồ nước ở Đà Lạt đẹp như tranh thủy mặc cuối thu

    Cuối tháng 10, khi những loài cây chuyển màu, trút lá… hồ Tuyền Lâm như một bức tranh sơn thủy tuyệt đẹp giữa lòng thành phố ngàn hoa. Hồ Tuyền Lâm là một hồ nước cực lớn, rộng 320ha nằm ở khu vực ngoại ô thành phố Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), cách trung tâm TP...
    sin phu
    cau chuyen ve de nhat hung quan 1 5094

    Câu chuyện về Đệ nhất hùng quan

    Hải Vân là con đèo hiểm trở ngăn cách Thừa Thiên và Đà Nẵng, từ thời Nguyễn đã được mệnh danh là ‘Thiên hạ đệ nhất hùng quan’. Nhưng con đèo này hiểm trở đến mức người dân từng phải chọn đường thủy để đi. Do đó mới có chuyện, năm Tự Đức thứ 9...

Được quan tâm