Hãng phim truyện Việt Nam – bao giờ hết khúc nhạc buồn?

Trần Lâm 69 lượt xem 2 Tháng Tư, 2023

Thành tựu cũng như cống hiến của hãng phim truyện Việt Nam trong quá khứ thực sự to lớn, đáng ghi nhận.

Xem tivi, đọc báo thấy tình cảnh của hãng phim truyện Việt Nam bây giờ sao có nét giống câu nói của Tổng thống Nga Vladimir Putin: “Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm; Ai muốn khôi phục Liên Xô trong quá khứ, người đó không có đầu óc”. Thay từ Liên Xô bằng từ hãng phim truyện Việt Nam liệu có phù hợp?

Quả thật thành tựu cũng như cống hiến của hãng phim truyện Việt Nam trong quá khứ thực sự to lớn, đáng ghi nhận. Nhiều nghệ sĩ, diễn viên dành cả sự nghiệp, cuộc đời, thanh xuân, tuổi trẻ, sức lực cống hiến cho nghệ thuật thứ 7 gắn bó với số 4 Thuỵ Khuê. Người hâm mộ đi qua nhìn cảnh vật cơ quan của các diễn viên mình yêu quý mà không khỏi ngậm ngùi, thử hỏi người trong cuộc còn thấy chua xót đến thế nào?

c1
Hãng phim truyện Việt Nam là “cánh chim đầu đàn”, từng là niềm tự hào của điện ảnh Cách mạng Việt Nam (Ảnh: Tư liệu).

Hãng phim giờ chỉ còn vang bóng một thời, lận đận đi ăn mày dĩ vãng khi hơn 5 năm trôi qua không còn dự án mới. Đạo diễn, nghệ sĩ, diễn viên, ê kíp làm phim hùng hậu một thời nay không còn “Chung một dòng sông” mà phiêu dạt tứ tán với cái túi được ba không: không lương, không trợ cấp, không bảo hiểm.

Lễ kỷ niệm 70 năm điện ảnh Việt Nam nhân ngày Bác Hồ ký sắc lệnh thành lập ngành điện ảnh Việt Nam được tổ chức hoành tráng với nhiều đại biểu cấp cao mà các nghệ sĩ, diễn viên vui nhiều hơn buồn, gặp nhau mà ngơ ngác khóc cười như “Em bé Hà Nội”.

Cơ quan nơi làm việc của các nghệ sĩ giờ hoang lạnh, xập xệ không bằng dãy nhà trọ bình dân hay cái lều của lão Hạc trong “Làng Vũ Đại ngày ấy”. Khu đất ven hồ đẹp như tranh vẽ mà như “Cánh đồng hoang”, “Chim Vành Khuyên” đâu chả thấy chỉ thấy các lô được phân ra cho thuê làm đủ thứ không dính dáng gì đến nghệ thuật.

Giữa thủ đô to đẹp, hiện đại, sáng choang mà cơ sở cho môn nghệ thuật thứ 7 lại tối om om, hoang lạnh đến điêu tàn. Các nghệ sĩ sau khi hãng cổ phần hoá nói đúng là bị bỏ rơi với các lời hứa suông để cứ đợi mãi “Bao giờ cho đến tháng mười”. Người nghệ sĩ tâm huyết với nghề, cống hiến cho lao động nghệ thuật, cho ra đời những tác phẩm, vai diễn thành nhân vật điển hình sống mãi trong lòng khán giả, họ tài năng trong lĩnh vực phim ảnh, sống chết với vai diễn, cháy sáng trên màn ảnh, họ thường lại ngu ngơ khi ở giữa đời thường.

Phim hay tổng hợp

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

Được quan tâm