Hang động gắn với truyền tích Thạch Sanh cứu công chúa

Trần Hùng 112 lượt xem 15 Tháng Sáu, 2021

Thạch Động ở TP Hà Tiên có một hang sâu, được truyền là nơi chim đại bàng bắt giam công chúa Quỳnh Nga.

Điểm tham quan Thạch Động thuộc phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về hướng Tây Bắc. Nhìn từ xa động là một khối đá vôi cao khoảng 50 m, được phủ xanh cây nổi bật bên rìa quốc lộ 80, trong khi xung quanh động là những cánh đồng giáp biên giới bằng phẳng, những rặng thốt nốt vươn mình lên trời xanh tạo nên một cảnh quan miền quê bình dị, thơ mộng.

Thạch Động từng đi vào thơ ca trong tác phẩm Hà Tiên Thập Cảnh của Mạc Thiên Tích với tên chữ Hán là Thạch Động thôn vân. Khi Mạc Thiên Tích vịnh thơ ca về cảnh này thì tác giả thấy buổi sáng mây thường bay là là trên miệng Thạch Động giống như cảnh động đá đang nuốt mây nên đặt cho tên là Thạch Động thôn vân.

11 3

Bên trong Thạch Động có chùa Tiên Sơn cổ kính, được xây dựng vào năm 1790, thờ Phật Thích Ca và Bồ Tát Quan Thế Âm. Điểm đặc biệt của ngôi chùa là chánh điện được đặt trong hang nên quanh năm nơi này luôn có không khí yên bình và mát mẻ. Đá vôi trong hang được các nhà địa chất xác định hình thành vào kỷ Permi, khoảng 250 triệu năm trước, chủ yếu có nguồn gốc trầm tích hóa học.

Không chỉ là một trong 10 danh lam thắng cảnh từng đi vào thơ ca của người xưa tại vùng đất Hà Tiên mà nơi này còn được người dân địa phương truyền tai nhau về tích Thạch Sanh giải cứu công chúa Quỳnh Nga.

12 3

Hang có nhiều ngóc ngách, lối đi sâu hun hút. Bước vào trong hang, du khách sẽ đi theo các lối đi được lót đá mài nhẵn, dọc đường có bảng chỉ dẫn và thông tin điểm đến, hang có các bậc thang sẵn tay vịn, lan can an toàn cho du khách khám phá những vị trí cao hơn. Trong hang có nơi gọi là “đường xuống địa phủ” nhưng thật ra đây là một cái giếng rất sâu. Từ thời Mạc Thiên Tích, người ta kể rằng ông cho người xuống đó để thăm dò độ sâu của hang, nhưng người lính cử đi thấy nó rất sâu, đi mãi không thấy đáy nên sợ quá phải đi lên, thuật lại chỉ nghe được tiếng sóng vỗ.

Ngoài ra, người dân địa phương ở đây cũng hiếu kỳ, muốn biết hang này sâu đến đâu nên khắc chữ vào những trái dừa khô thả xuống hang. Thời gian sau, một số người đi biển Hà Tiên, Phú Quốc lượm được trái dừa đó. Chính vì hang sâu và nguy hiểm nên nó đã được lấp lại từ năm 1960, ngày nay khách nên tham quan chỉ thấy được hình dáng của một cái giếng có thành được xây cao.

Theo truyền thuyết, hang này cũng chính là nơi Thạch Sanh đi gặp vua Thủy Tề sau khi cứu công chúa Quỳnh Nga và giải thoát cho con trai vua Thủy Tề.

Từ đường xuống địa ngục, du khách len lỏi theo các vách đá về phía Đông của động sẽ thấy được một cửa hang thông thiên. Người dân gọi đây là “đường lên trời” vì trước đây có một sợi dây rừng kéo thẳng từ miệng hang xuống. Tương truyền ngày xưa Thạch Sanh sau khi cứu công chúa Quỳnh Nga từ “đường xuống địa ngục” đã giải cứu công chúa theo đường dây thẳng lên trên. Nhưng hiện tại sợi dây đã đứt.

Mặc khác, du khách đến hang còn được chứng kiến nhiều tượng đá có hình thù kỳ lạ như hình đầu chim đại bàng, hình mặt người con gái xõa tóc… càng làm cho truyền tích xưa thêm kỳ ảo, thu hút sự tò mò của du khách gần xa.

13 3

Từ ngách hang du khách có thể nhìn thấy biên giới Campuchia ở phía xa. Giá vé tham quan địa điểm là 5.000 đồng mỗi người, du khách thường dành từ 30 đến 40 phút để khám phá hang động, sau đó có thể di chuyển đến các điểm du lịch lân cận như núi Đá Dựng, Mũi Nai, chùa Phù Dung… hoặc có thể mua vé tàu để đến đảo Phú Quốc.

Theo VNE

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    tapchidangnho d5d503c8de8e37d06e9f

    Tục lệ Cúng Đất ở Huế

    Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng Đất một cách thành kính. Lễ cúng này thường diễn ra vào tháng Hai hay tháng Tám âm lịch. Phải nói rằng Cúng Đất biểu...
    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    4 10

    Phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

    Để phát triển văn hóa nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao, song song với việc quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, các cấp, ngành cũng cần chú trọng tới việc làm thế nào để giữ gìn nét đẹp của văn hóa...
    1 30

    Phiên chợ vùng cao

    Chợ vùng cao Tây Bắc thường họp từ 5 giờ sáng đến 15 – 16 giờ chiều thì chợ tan. Đủ các thành phần, người già, trẻ con, trai gái… đều nô nức xuống chợ. Để đến được chợ, người dân phải dậy từ rất sớm và chủ yếu là đi bộ . Giữa mùa...

Được quan tâm