Giải mã ý nghĩa hào hùng của tên gọi tỉnh Ninh Bình

Trần Thư 330 lượt xem 28 Tháng Năm, 2021

Tên gọi Ninh Bình có từ thời vua Minh Mạng, mang hàm ý sâu xa về truyền thống lịch sử đáng tự hào của vùng đất từng là kinh đô đầu tiên của nước Việt tự chủ.

nb1

Nằm ở cực Nam của vùng đồng bằng sông Hồng, tỉnh Ninh Bình nổi tiếng trong và ngoài nước nhờ những di sản văn hóa lịch sử và thắng cảnh thiên nhiên mang tầm vóc thế giới. Sau các biến động của lịch sử, tên gọi Ninh Bình đã trải qua nhiều lần thay đổi. Ảnh: Phong cảnh Tam Cốc – Bích Động, Ninh Bình.

nb2

Ngược dòng thời gian, Ninh Bình là nơi có con người cư trú từ cách đây 3 vạn năm. Vào thời Văn Lang – Âu Lạc, Ninh Bình cùng với Thanh Hóa thuộc bộ Quân Ninh. Vào thời Bắc thuộc, theo từng giai đoạn mà nơi này thuộc quận Giao Chỉ, Giao Châu và châu Trường Yên. Ảnh: Cảnh quan núi đá ở Hoa Lư, Ninh Bình.

nb3

Khi Đinh Bộ Lĩnh dẹp xong 12 sứ quân thống nhất đất nước lập nên triều Đinh (968-980) đóng đô ở Hoa Lư thì đất này được gọi là châu Đại Hoàng của nước Đại Cồ Việt. Đến đời Tiền Lê (981-1009) gọi là châu Trường Yên. Ảnh: Đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng ở Cố đô Hoa Lư, Ninh Bình.

nb4

Kể từ sau khi vua Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long (1010), châu Trường Yên được đổi qua nhiều tên gọi khác nhau như châu Đại Hoàng Giang, lộ Trường Yên, trấn Thiên Quan. trấn Thanh Hoa ngoại, đạo Thanh Bình… Ảnh: Đền thờ vua Lê Đại Hành ở Cố đô Hoa Lư.

nb5

Đến năm Minh Mạng thứ 3 (1822), đạo Thanh Bình được đổi thành đạo Ninh Bình. Địa danh Ninh Bình chính thức xuất hiện từ đây. Vẫn dưới thời Minh Mạng, năm 1829, đạo Ninh Bình đổi thành trấn Ninh Bình, năm 1831 thì thành tỉnh Ninh Bình. Ảnh: Chùa Bích Động, Ninh Bình.

nb6

Trong tên gọi Ninh Bình, từ “Ninh” có nghĩa là an toàn, vững chãi, “Bình” có nghĩa là bình yên. Như vậy, “Ninh Bình” nghĩa là vùng đất vững chãi, bình yên, mang hàm ý sâu xa về truyền thống lịch sử hào hùng của vùng đất từng là kinh đô đầu tiên của nước Việt tự chủ. Ảnh: Thắng cảnh Tràng An, Ninh Bình.

nb7

Đơn vị hành chính tỉnh Ninh Bình được duy trì đến ngày 27/12/1975 thì hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh. Đến ngày 12/8/1991, tỉnh Ninh Bình được tái lập khi tỉnh Hà Nam Ninh tách thành ba tỉnh như ngày trước. Ảnh: Chùa Bái Đỉnh cổ, Ninh Bình.

nb8

Các điểm đến nổi bật ở Ninh Bình ngày nay là nhà thờ đá Phát Diệm, VQG Cúc Phương, Cố đô Hoa Lư, khu du lịch Tràng An – Bái Đính, Tam Cốc – Bích Động, khu BTTN Vân Long… Đặc sản nổi tiếng ở địa phương này là cơm cháy và các món từ dê núi. Ảnh: Nhà thờ đá Phát Diệm, Ninh Bình.

Theo Tri Thức & Cuộc Sống

Bài viết cùng chủ đề:

    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    9d6f8fb2 b00f 4932 ad4d 367cc2ca12e4

    Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

    Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện...
    1

    Những cây di sản ở xã Hải Bắc

    Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, xã Hải Bắc (Hải Hậu) vẫn lưu giữ được nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Những cây di sản nơi đây không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị...

Được quan tâm