Độc đáo cách làm gốm cổ của người M’nông

Hoàng Thơ 174 lượt xem 18 Tháng Mười, 2023

Quy trình sản xuất gốm của người M’nông hoàn toàn thủ công. Họ không dùng bàn xoay mà được nặn bằng tay và di chuyển xung quanh vật để tạo dáng, nung gốm lộ thiên.

tp 5 6881

Huyện Lắk (Đắk Lắk) có 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc M’nông chiếm gần 50% dân số. Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao huyện này là nơi duy nhất trên Tây Nguyên giữ nghề làm gốm của người M’nông.

tp 1 1412

Nhằm gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một, bên cạnh đó phát triển du lịch của địa phương, ngày 17/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND huyện Lắk tổ chức Khai giảng lớp truyền dạy, thực hành nghề làm gốm thủ công của người M’nông tại buôn Dơng Bắk.

tp 6 9124

Lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc M’nông được triển khai từ nguồn kinh phí thực hiện Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719).

tp 3 2240

Tham gia lớp học có 20 học viên là phụ nữ dân tộc M’nông trên địa bàn buôn Dơng Bắk. Tại đây, Ban tổ chức đã tặng 23 bộ dụng cụ làm gốm gồm gùi, chày, cối cho các nghệ nhân và học viên tham gia lớp học.

tp 8 434

Quy trình sản xuất gốm của người M’nông hoàn toàn thủ công. Gốm người M’nông không dùng bàn xoay mà được nặn bằng tay và di chuyển xung quanh vật để tạo dáng.

tp 7 6476

Đất sét được lấy nơi có nước sạch, không pha trộn rồi đánh nhuyễn. Sản phẩm gốm được nung lộ thiên khoảng 30 phút. Khi lớp củi trên cùng gần cháy hết, người ta lấy ra và tạo màu cho sản phẩm bằng vỏ trấu và mùn cưa. Đây là nét độc đáo của sản phẩm gốm người M’nông ở buôn Dơng Bắk.

tp 2 5221

Đồ gốm được làm nhiều nhất là chén, bát, ấm, nồi, các con vật như voi, trâu bò… qua lớp học, giúp bà con nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh đó, góp phần phát triển ngành nghề truyền thống gắn với du lịch..

Nguyễn Thảo

Nguồn: Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    6 5

    Luỹ tre, cây đa, giếng nước, cổng làng

    Trong quá trình đô thị hóa, người ta phải chấp nhận nhiều sự thay đổi cho phù hợp với nhịp sống chung của xã hội. Nhưng chắc chắn một điều, các biểu tượng văn hóa làng quê Việt như cổng làng, cây đa, giếng nước, mái đình cổ kính… đã ăn sâu vào tiềm thức,...
    3 16

    Cổng làng trong phố: di sản kiến trúc cần được gìn giữ

    Giữa nhịp sống hối hả của phố phường, giữa những tòa nhà cao tầng, đâu đó ở Hà Nội vẫn thấp thoáng những chiếc cổng làng rêu phong, cổ kính. Nhắc đến cổng làng là nhắc đến một biểu tượng độc đáo của văn hóa làng quê Việt. Báu vật của thời gian Đi giữa...
    2 13

    Thảm thực vật đẹp mê mẩn trên đường trekking đỉnh Lùng Cúng

    Chọn lối trekking leo đỉnh Lùng Cúng ít người biết tới, đoàn khách du lịch bao gồm nhiếp ảnh gia Nguyễn Trọng Cung hết sức bất ngờ với cảnh sắc xuyên suốt cung đường mòn.  Lùng Cúng (thuộc xã Nậm Có, huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái) là điểm cao nhất trong dãy Hoàng Liên...
    9d6f8fb2 b00f 4932 ad4d 367cc2ca12e4

    Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

    Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng. Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện...
    1

    Những cây di sản ở xã Hải Bắc

    Trước những đổi thay của quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa nông thôn, xã Hải Bắc (Hải Hậu) vẫn lưu giữ được nhiều cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi, được vinh danh là Cây di sản Việt Nam. Những cây di sản nơi đây không chỉ góp phần tạo cảnh quan, giá trị...

Được quan tâm