Độc đáo cách làm gốm cổ của người M’nông

Hoàng Thơ 270 lượt xem 18 Tháng Mười, 2023

Quy trình sản xuất gốm của người M’nông hoàn toàn thủ công. Họ không dùng bàn xoay mà được nặn bằng tay và di chuyển xung quanh vật để tạo dáng, nung gốm lộ thiên.

tp 5 6881

Huyện Lắk (Đắk Lắk) có 16 dân tộc cùng sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc M’nông chiếm gần 50% dân số. Buôn Dơng Bắk, xã Yang Tao huyện này là nơi duy nhất trên Tây Nguyên giữ nghề làm gốm của người M’nông.

tp 1 1412

Nhằm gìn giữ, bảo tồn nét đẹp văn hóa truyền thống đang có nguy cơ mai một, bên cạnh đó phát triển du lịch của địa phương, ngày 17/10, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk phối hợp UBND huyện Lắk tổ chức Khai giảng lớp truyền dạy, thực hành nghề làm gốm thủ công của người M’nông tại buôn Dơng Bắk.

tp 6 9124

Lớp truyền dạy và thực hành nghề làm gốm thủ công của dân tộc M’nông được triển khai từ nguồn kinh phí thực hiện Dự án Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch” (Dự án 6), thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719).

tp 3 2240

Tham gia lớp học có 20 học viên là phụ nữ dân tộc M’nông trên địa bàn buôn Dơng Bắk. Tại đây, Ban tổ chức đã tặng 23 bộ dụng cụ làm gốm gồm gùi, chày, cối cho các nghệ nhân và học viên tham gia lớp học.

tp 8 434

Quy trình sản xuất gốm của người M’nông hoàn toàn thủ công. Gốm người M’nông không dùng bàn xoay mà được nặn bằng tay và di chuyển xung quanh vật để tạo dáng.

tp 7 6476

Đất sét được lấy nơi có nước sạch, không pha trộn rồi đánh nhuyễn. Sản phẩm gốm được nung lộ thiên khoảng 30 phút. Khi lớp củi trên cùng gần cháy hết, người ta lấy ra và tạo màu cho sản phẩm bằng vỏ trấu và mùn cưa. Đây là nét độc đáo của sản phẩm gốm người M’nông ở buôn Dơng Bắk.

tp 2 5221

Đồ gốm được làm nhiều nhất là chén, bát, ấm, nồi, các con vật như voi, trâu bò… qua lớp học, giúp bà con nâng cao ý thức giữ gìn, bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của dân tộc mình. Bên cạnh đó, góp phần phát triển ngành nghề truyền thống gắn với du lịch..

Nguyễn Thảo

Nguồn: Tiền Phong

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm