Độc đáo bảo vật vô giá của nhà Lý tại ngôi chùa nghìn năm tuổi

Trần Thư 140 lượt xem 29 Tháng Sáu, 2021

Chùa Hương Lãng, một trong những ngôi chùa có lịch sử lâu đời nhất Việt Nam, hiện đang lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng sư tử đá và hệ thống thành bậc đá. Đây là những tác phẩm điêu khắc đá vô giá của thời Lý.

f1 1
Chùa Hương Lãng có tên nôm là chùa Lạng, toạ lạc trên thế đất đẹp, tương truyền đó là thế đất hình cô tiên tại xã Minh Hải (Văn Lâm, Hưng Yên)
f2 2
Theo sử sách, chùa Hương Lãng có từ thời Lý do Hoàng Thái Hậu Ỷ Lan xây dựng từ thế kỷ thứ XI. Ngoài thờ Phật, chùa còn thờ Nguyên phi Ỷ Lan
f3 1
Không chỉ nổi tiếng là ngôi chùa cổ, Hương Lãng còn được biết đến là nơi lưu giữa hai bảo vật quốc gia: Tượng sư tử đá chùa Hương Lãng (Niên đại: cuối Thế kỷ XI – đầu thế kỷ XII) và Hệ thống thành bậc đá chùa Hương Lãng (Niên đại cuối thế kỷ XI – đầu thế kỷ XII)
f4 1
Tượng sư tử đá có tên khác là tượng ông Sấm, được đặt ở hậu cung của chùa. Tượng được tạo tác từ đá xanh và đá sa thạch, kích thước dài 280cm, rộng 350cm, cao 175cm. Kết cấu được chia ra làm ba tầng: tầng đế, tầng thân và tầng trên cùng (đài sen)
f5 1
Bằng phương pháp thủ công, với kỹ thuật đục, đẽo… của các nghệ nhân thời Lý, khối đá tạc hình sư tử được ghép từ nhiều phiến đá, khít đến mức người xem cảm thấy như là một phiến đá nguyên khối để tạc hình sư tử
f6 1
Mặt sư tử dũng mãnh, mũi to căng tròn. Toàn thân sư tử được điêu khắc hoa cúc dây, hoa văn xoắn ốc dày đặc, tỉ mỉ, không một diện tích nhỏ nào là không có chạm khắc hoa văn
f7
Với những đường nét chạm khắc vô cùng tinh xảo, các khối nổi trên bề mặt tượng hầu như không có góc cạnh gồ ghề, tất cả đều nhẵn, êm và trau chuốt, không ngắt nhịp đột ngột. Sư tử được tạo tác to lớn, đồ sộ, uy quyền song trông vẫn mềm mại, duyên dáng
f8
Cùng với Tượng sư tử đá chùa, chùa Hương Lãng còn lưu giữ bảo vật quốc gia là Hệ thống thành bậc đá. Đây là những tác phẩm điêu khắc đá vô giá của thời Lý hiện còn lưu giữ được, bảo lưu nguyên vẹn những đặc trưng điển hình của mỹ thuật tạo hình thời Lý
f9
Hệ thống thành bậc đá nằm trước Phật điện. Hệ thống thành bậc đá gồm những thành bậc bằng đá, xưa kia vốn nằm hai bên các bậc cấp dẫn lên chính điện chùa. Trong đó có 6 thành bậc chạm khắc hình sấu đá quay đầu ra phía trước, chia lối lên chính điện thành 5 lối
f10
Mỗi thành bậc đá đều chạm hình tượng phượng, sấu, hoa cúc dây… rất tinh xảo, mềm mại, chim phượng với đuôi dài cuộn sóng, chân co trong tư thế đang chồm tới được chạm khắc trên kiến trúc thành bậc tạo nên không khí rất sinh động, linh hoạt, uyển chuyển, hồn nhiên
f11
Theo nhận xét của các chuyên gia, tượng sư tử đá và hệ thống thành bậc đá đã phản ánh một đặc điểm lớn của nghệ thuật thời Lý, đó là uy quyền nhưng rất mềm mại, đồng thời mang đậm chất trí tuệ và tôn giáo

Theo Kiến thức & Cuộc sống

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    tapchidangnho d5d503c8de8e37d06e9f

    Tục lệ Cúng Đất ở Huế

    Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng Đất một cách thành kính. Lễ cúng này thường diễn ra vào tháng Hai hay tháng Tám âm lịch. Phải nói rằng Cúng Đất biểu...
    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    4 10

    Phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

    Để phát triển văn hóa nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao, song song với việc quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, các cấp, ngành cũng cần chú trọng tới việc làm thế nào để giữ gìn nét đẹp của văn hóa...
    1 30

    Phiên chợ vùng cao

    Chợ vùng cao Tây Bắc thường họp từ 5 giờ sáng đến 15 – 16 giờ chiều thì chợ tan. Đủ các thành phần, người già, trẻ con, trai gái… đều nô nức xuống chợ. Để đến được chợ, người dân phải dậy từ rất sớm và chủ yếu là đi bộ . Giữa mùa...

Được quan tâm