Chùa Minh Thành – Quần thể kiến trúc mang tính tâm linh

Hoàng Thơ 243 lượt xem 16 Tháng Mười, 2023

Sở hữu nhiều nét kiến trúc độc đáo, chùa Minh Thành (Gia Lai) mang một vẻ đẹp huyền bí, hư ảo như chốn bồng lai tiên cảnh.

Nét độc đáo riêng biệt

Chùa Minh Thành nằm tại số 348 đường Nguyễn Viết Xuân, phường Hội Phú, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai. Nơi này cách trung tâm thành phố Pleiku khoảng 2 km. Chùa Minh Thành được xây dựng vào năm 1964, bởi hòa thượng Thích Giác Đạo. Các kiến trúc sư đã dựa trên những đặc điểm của thời Lý – Trần để thiết kế nên ngôi chùa này.

c8b07d8937c2678a9a8c3f47a078f587
Diềm mái cong vút của tòa chánh điện được trang trí thêm linh vật rồng, mây đắp nổi.

Kiến trúc của chùa được xây dựng theo một hình thức đơn giản của Mạn Đà La. Vòng tròn tượng trưng cho một đóa sen nở trọn – là căn bản trong vũ trụ luận Mật giáo. Những hoa văn họa tiết được chạm khắc ở đây đều dựa trên nền tảng của triết học Mật giáo.

Ngôi chánh điện cao 16 m có hai tầng, tầng dưới là Đại Bi đường, tôn trí tượng Bồ Tát Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn bằng gỗ cao 7,5 m; tầng trên là Đại hùng bửu điện được bài trí trang nghiêm. Tượng Đức Phật Tỳ Lô Giá Na bằng đồng cao 6 m, nặng 16 tấn, đặt thờ trung tâm; kế dưới là tượng Đức Phật Thích Ca, tượng Đức Phật A Di Đà, tượng Bồ Tát Quan Âm. Tượng Ngũ Phương Ngũ Phật, tượng Bồ Tát Văn Thù, tượng Bồ Tát Phổ Hiền, tượng Thập Bát La Hán bằng gỗ mít, sơn son thếp vàng, mỗi tượng cao 1,3m, nặng khoảng 300 kg thờ hai bên… Ở điện Phật, còn được bài trí áp vách 3.000 vị Phật.

944a5653d04a8de7c0fe69af1976e654
Tượng đá 18 vị la hán trước chánh điện.

Ngay phía trước chánh điện, bạn sẽ nhìn thấy tượng của 18 vị La Hán được làm bằng đá. Khu tăng phường gồm trai đường, giảng đường, thiền đường và tàng kinh cát nằm bên phải chánh điện.

Tháp Từ Ân thờ tổ khai sơn cũng nằm ở phía bên trái chánh điện, tháp có ba tầng mái, lợp ngói vảy rồng, trang trí rồng và hoa sen cách điệu, được xây dựng rất giống với lối kiến trúc đền chùa của Nhật Bản nhưng vẫn mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Tượng Đức Phật A Di Đà bằng đá được chạm trổ rất tinh xảo, cao 7,5 m, nặng 40 tấn được tôn trí uy nghiêm giữa hồ nước Liên Trì ao sen với những hàng liễu rủ xunh quanh mặt hồ.

0ceca5c9053f0e2a23a2840e1c6dcb3c
Một tiểu cảnh bên cạnh chánh điện được trang trí với tượng Phật, hồ nước, cây cảnh, bonsai và hành lang xung quanh.

Tháp chuông tôn trí đại hồng nặng 4 tấn nằm phía bên trái chánh điện, có lối cầu thang bộ đi lên để chiêm ngưỡng và ngắm cảnh vật xung quanh chùa. Tháp được thiết kế rất giống kiến trúc ngôi đền chùa của Nhật Bản trông rất đặc sắc. Mặt khác, lối kiến trúc này vẫn mang đậm lối kiến trúc cổ của Việt Nam như chùa Một Cột.

Không gian thanh tịnh

Từng chi tiết, góc cạnh trong ngôi chùa đều có những nét độc đáo rất riêng biệt. Bộ cửa chùa được làm bằng gỗ gõ với chiều cao 6 m, bề dày 4 tấc, được xem như là bộ cửa lớn nhất nhì Việt Nam. Những đường nét trạm trổ hình ảnh Tứ Đại Thiên Vương trông khá tinh vi.

Ngôi bảo tháp độc đáo nhất Việt Nam – bảo tháp xá lợi 9 tầng cao 72 m, nằm phía bên trái chánh điện. Đặt bên trong bảo tháp là 4 vị Thiên Thủ Thiên Nhãn cao tới 8 m và ngang 3,5 m được chạm khắc rất tinh tế bằng gỗ mít. Tầng 1 và các tầng khác là nơi thờ thất Phật và Xá Lợi của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni. Bảo tháp với gam màu chủ đạo là đỏ và vàng sặc sỡ, trông rất bắt mắt. Từ xa nhìn vào, với nền trời xanh trong, ánh sáng mặt trời phản chiếu bảo tháp hiện ra như một biểu tượng cho sự uy nghiêm, tôn kính.

eeda6dfa3fd2819bff4dcde53492d3b8
Tượng Bồ Tát Quan Âm.

Mỗi chi tiết chùa là một nét độc đáo riêng biệt khiến cho mỗi du khách khi đến đây thấy thích thú muốn tìm hiểu và chiêm ngưỡng. Điều làm du khách ấn tượng khi đến đây đó là “kiến trúc xanh” tại khuôn viên chùa. Những cây xanh được bố trí, nhấn nhá rất hợp lí. Xung quanh những hồ nhỏ trong chùa, bạn sẽ bắt gặp các nhánh liễu rủ buông tạo nên sự thơ mộng như trong tranh vẽ. Trên những con đường đi, những mảng rêu phong bám trên các bức tường cũng tạo nên vẻ cổ kính, nghiêm trang của nơi này. Tất cả tạo nên một không gian thanh tịnh, yên bình hiếm có.

Với kiến trúc độc đáo, vẻ đẹp uy nghiêm, mang tính tâm linh hàng năm chùa Minh Thành đón hàng nghìn lượt khách tham quan và dâng hương.

Đăng Khôi

Nguồn: Làng Việt

Bài viết cùng chủ đề:

    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    17 3

    Chùa Tư Đình

    Nằm trên một khu đất cao ráo với địa thế đẹp thuộc tổ 4 phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), chùa Tư Đình (Sùng Khánh tự) là một ngôi chùa cổ gắn với lịch sử hình thành lâu đời của làng Tư Đình xưa. Từ nhiều nguồn sử liệu cho thấy, chùa Tư...
    11 2

    Mở cửa đình làng

    Ở Hà Nội, những ngôi đình được tôn tạo ngày một nhiều hơn. Song, trong khi kiến trúc được trả lại thì chức năng sinh hoạt mới chỉ được trả lại… một nửa. Bên cạnh chức năng tín ngưỡng, tâm linh, đình làng xưa còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa, xã hội...
    17 1

    Chùa Dục Khánh và điện Huy Văn

    Được khởi dựng từ thế kỷ XV, chùa Dục Khánh (hay chùa Huy Văn) nằm trên đất làng Huy Văn thuộc tổng Hữu Nghiêm (huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên xưa). Ngày nay, chùa nằm giữa ngõ Huy Văn và ngõ Văn Chương (phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội). Ban đầu, chùa có...
    16 1

    Đền Ngọc Sơn

    Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm) nằm trong quần thể Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Đây là điểm đến không dễ bỏ qua của du khách khi tới Hà Nội. Đền Ngọc...

Được quan tâm