Chống dịch từ biên cương

Hồng Đào 121 lượt xem 6 Tháng Năm, 2021

Vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ ngày đêm chắc tay súng, vững đôi chân nơi miền biên giới. Chống dịch từ biên cương đã là một mệnh lệnh, một yêu cầu, một phương pháp rất hiệu quả trong suốt những tháng ngày có dịch.

bien cuong 1
Trên bước đường tuần tra

Tháng 4 có lẽ là những ngày u ám, tồi tệ nhất kể từ khi dịch Covid-19 khởi phát. Mỗi ngày, Ấn Độ ghi nhận hàng ngàn ca tử vong; và chỉ riêng trong tháng 4 đã có khoảng 6 triệu người dân nước này nhiễm bệnh. Tâm điểm kinh hoàng vùng Nam Á – Ấn Độ, chìm trong tang tóc đau thương. Đến nỗi, bình oxy là thứ xa xỉ; đến nỗi cả những con phố dài chỉ còn nghe thấy duy nhất âm thanh của những chiếc xe cứu thương…

Số người chết vì Covid-19 luôn ở mức cao khiến cho tình hình ở Ấn Độ nghiêm trọng đến độ các bãi đỗ xe, khu đất trống được tận dụng cho việc hỏa thiêu. Nhiều người đã thảng thốt trước hình ảnh hỏa thiêu thủ công những người xấu số với Covid-19.

Ngạy cạnh nước ta, Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Thái Lan cũng đang “gồng mình” trước tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh hơn do biến thể mới B1617 của virus SARS-CoV-2. Riêng Lào, dịch đã lan ra 15/18 tỉnh thành; trong đó có 8 tỉnh giáp biên với Việt Nam.

Từ thực tế ấy và nhìn sang các nước láng giềng, công tác chống dịch của nước ta sẽ trở nên khó khăn hơn bội phần. Sau hàng chục ngày không phát hiện ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, Việt Nam đang căng mình trước một đợt bùng phát mới của dịch Covid-19.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Chính phủ đã đưa công tác phòng chống dịch bệnh lên một mức cao hơn; các sự kiện văn hóa, thể thao trong 4 ngày nghỉ lễ được tạm hoãn vào phút chót; rồi đề nghị cấm tụ tập đông người, thực hiện ngay 5k…

Dịch đến, một trong những lực lượng tiên phong trên tuyến đầu, là những người lính mang quân hàm xanh ngày đêm căng mình trên chốt dịch. Họ đã biến mình thành lá chắn sống vững chắc nơi biên ải, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác. Bất kể đêm ngày, bất kể thời tiết; dẫu khó khăn, vất vả; thậm chí đã phải nén đau thương, gác tình riêng… trước một nhiệm vụ duy nhất: chống dịch từ biên cương.

bien cuong 1 1
Phút nghỉ ngơi trên đường tuần tra

Dọc các tuyến biên giới, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã thiết lập hàng trăm chốt, huy động hàng chục ngàn cán bộ chiến sĩ… túc trực suốt ngày đêm. Những lối mòn, lối mở đã được chốt chặn; hoạt động xuất, nhập cảnh đã được thiết chặt…

Không biết từ bao giờ, chốt đã thành nhà, đường tuần tra đã trở nên thân thuộc. Vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ ngày đêm chắc tay súng, vững đôi chân nơi miền biên giới. Chống dịch từ biên cương đã là một mệnh lệnh, một yêu cầu, một phương pháp rất hiệu quả trong suốt những tháng ngày có dịch.

Tại đợt dịch mới này, Bộ tư lệnh BĐBP vừa điều thêm hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ chi viện cho lực lượng chống dịch nơi biên giới. Sẽ có thêm nhiều chốt mới được thành lập, làm dày lên tấm chắn sống kiên cường nơi phên dậu. Sẽ có thêm nhiều người lính quân hàm xanh sẵn sàng nhận nhiệm vụ nhưng chưa xác định ngày về…

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Bộ Tư lệnh BĐBP đã thống kê, nhưng có lẽ là chưa đầy đủ khi có gần 270 trường hợp cán bộ chiến sĩ có người thân mất, mà không thể về chịu tang. Hàng ngàn chiến sĩ có vợ sinh con, bố mẹ đau ốm nhưng bản thân vẫn phải bám chốt. Nhiều cán bộ, chiến sĩ 6 tháng chưa thể về nhà. Những hi sinh ấy chẳng thể nào đo đếm được.

bien cuong 2 1
Các chiến sỹ biên phòng sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện, ngăn chặn đối tượng nhập cảnh trái phép

Và chúng ta đã được đền đáp khi nhiều trường hợp vượt biên trái phép được phát hiện. Đồng nghĩa rằng, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài vào đã được phát hiện, ngăn chặn, khoanh vùng. Nhưng, số lượng người nhập cảnh trái phép mỗi ngày vẫn đang xảy ra và diễn biến phức tạp đồng nghĩa, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ sẽ lại vẫn tiếp tục bám trụ biên cương, canh giữ phên dậu nước nhà.

Có một điều rất chắc chắn rằng, nếu chúng ta cứ phó mặc trách nhiệm chống dịch cho lực lượng biên phòng nơi biên ải; để rồi, ở đâu đó có những người vì hám lợi mà bán rẻ sự an nguy của đồng bào, tổ chức đưa người vượt biên trái phép; không thực hiện nghiêm theo các khuyến cáo phòng dịch của Chính phủ, thì công tác phòng chống dịch sẽ còn khó khăn gấp nhiều lần.

Theo Báo Dân tộc và phát triển

Bài viết cùng chủ đề:

    2 14

    Cầu ngói Thanh Toàn xứ Huế

    Ai về cầu ngói Thanh Toàn Cho em về với một đoàn cho vui Ca dao xứ Huế Thời Thuộc địa, một công chức người Pháp ở Huế, ông Edmond Gras, chịu khó đi tìm xem cầu ngói Thanh Toàn (cầu mái ngói) cách xa thành phố khoảng 10km. Ông đi ngựa cùng với một...
    tapchidangnho d5d503c8de8e37d06e9f

    Tục lệ Cúng Đất ở Huế

    Mẹ già lút cút lui cui Mua gà cúng đất đất xui mẹ giàu (Ca dao Huế) Hiện nay trong nhiều gia đình ở Huế vẫn duy trì tục Cúng Đất một cách thành kính. Lễ cúng này thường diễn ra vào tháng Hai hay tháng Tám âm lịch. Phải nói rằng Cúng Đất biểu...
    1 13

    Hồn quê

    Thuở nhỏ, mỗi lần nghe tiếng gà trống gáy vang trời, tiếng gà mái mẹ cục tác dẫn đàn con đi bới đất kiếm ăn là chúng tôi biết chắc rằng mặt trời phải lên cao tận đỉnh đầu. Nghe tiếng lọc cọc từ chiếc giỏ xe gắn hờ hững trước càng xe đạp, anh...
    4 10

    Phát huy giá trị văn hóa làng trong xây dựng nông thôn mới nâng cao

    Để phát triển văn hóa nông thôn trong xây dựng nông thôn mới (NTM) và NTM nâng cao, song song với việc quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hóa cơ sở, các cấp, ngành cũng cần chú trọng tới việc làm thế nào để giữ gìn nét đẹp của văn hóa...
    1 30

    Phiên chợ vùng cao

    Chợ vùng cao Tây Bắc thường họp từ 5 giờ sáng đến 15 – 16 giờ chiều thì chợ tan. Đủ các thành phần, người già, trẻ con, trai gái… đều nô nức xuống chợ. Để đến được chợ, người dân phải dậy từ rất sớm và chủ yếu là đi bộ . Giữa mùa...

Được quan tâm