Chiêm ngưỡng ngôi đền có giếng nước không bao giờ cạn ở Hà Nội

Trần Thư 180 lượt xem 8 Tháng Sáu, 2021

Không chỉ hấp dẫn du khách bằng văn hóa, kiến trúc độc đáo, Đền Sái (Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) còn thu hút bằng truyền thuyết về giếng nước không bao giờ cạn.

hn1

Du khách tới thăm đền Sái (Thụy Lâm, Đông Anh, Hà Nội) không chỉ bất ngờ với kiến trúc độc đáo ở đây mà còn ngạc nhiên với giếng nhỏ không bao giờ cạn nước, mùa Đông luôn có một con cóc ngồi trên miệng giếng.

hn2

Đền Sái tọa lạc trên núi Sái ngôi đền của Đạo Giáo Thần Tiên thờ Huyền Thiên Thượng Đế Trấn Vũ. Đây là ngọn núi lớn nhất trong bảy ngọn núi thiêng Thất Diệu Sơn (7 ngôi thất tinh), dân gian truyền rằng phong thủy của núi Sái được gọi là “Quy Xà hợp hình”. Nơi đây vẫn đang lưu giữ được bản gốc tượng Đức Huyền Thiên Trấn Vũ. Theo truyền thuyết, Huyền Thiên Trấn Vũ là thần coi giữ phương Bắc, từng đầu thai làm con vua nước Tinh Lạc (Trung Quốc).

hn3

Theo Ban Quản lý di tích Đền Sái: Đền có từ thời nhà Thục An Dương Vương 2.200 năm trước. Ngôi đền có mối quan hệ mật thiết tới thành Cổ Loa và đền Quán Thánh. Sách Đại Việt sử ký toàn thư có viết: “Bấy giờ, Thục Vương cho đắp thành rộng nghìn trượng hình con ốc nên gọi là Loa Thành để chống trả quân xâm lược Triệu Đà. Thành này cứ xây gần xong lại đổ, vua lấy làm lo ngại nên mới cho quân lập đàn khấn trời đất và thần kỳ sông núi.

hn4

Thục Vương được thần Kim Quy (Rùa vàng) dẫn lên núi Thất Diệu Sơn trừ diệt gà trắng (Bạch Kê Tinh), nhờ đó, nửa tháng sau đã xây đắp xong thành”. Vua hỏi về nguyên do thành bị đổ, khi đó Rùa vàng hiện lên và nói rõ: Ấy là do tinh khí núi sông vùng này, nấp ở Thất Diệu Sơn có con gà trống trắng sống nghìn năm đã thành tinh đến quấy phá.

hn5

Từ xa xưa, đền Sái được coi là một đền thờ linh thiêng ứng nghiệm.Vua, chúa nhiều đời sau từng về đây bái yết, nhưng thấy việc đi lại làm hao phí tiền bạc, công sức của nhân dân nên vua ban chiếu cho dân làng làm nghi lễ rước vua giả. Hàng năm, lễ rước “vua sống” lại diễn ra vào 11/1 Âm lịch.

hn6

Hiện Thất Diệu Sơn còn in lại nhiều dấu xưa, trong đó có giếng tiên, ao tiên, dấu tiên chân ngựa và cảnh trí thiên nhiên tuyệt mỹ do trời đất tự sinh.

hn7

Đặc biệt, trong quần thể đền Sái có một khối đá bên trên có giếng nhỏ. Điều đặc biệt là chiếc giếng tuy chỉ bằng một vũng nước nhưng có từ lâu đời và được gọi là giếng cô Tiên. Giếng này liên quan tới câu chuyện truyền thuyết của những nàng tiên xưa kia giáng trần giúp đỡ An Dương Vương xây thành ốc. Điều lạ kỳ là chiếc giếng này nhỏ, nhưng lại nằm trên một khối đá, giếng quanh năm có nước.

hn8

Với kiến trúc, cảnh quan tuyệt đẹp gắn liền với nhiều truyền thuyết, sự kiện lịch sử của đất nước, ngày càng có nhiều người dân và du khách đến với đền Sái.

Theo Doanh nghiệp Việt Nam

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm