Bộ VHTTDL phát động cuộc thi và triển lãm ảnh Di sản văn hóa toàn quốc – lần thứ Nhất

Trần Thư 225 lượt xem 9 Tháng Sáu, 2021

Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa có Thông báo về Cuộc thi và triển lãm ảnh Di sản văn hóa toàn quốc – lần thứ Nhất, với chủ đề “Di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam”.

Cuộc thi là hoạt động hướng tới Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), nhằm tìm kiếm các tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị, tiêu biểu về các loại hình di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam (di tích lịch sử – văn hoá, kiến trúc – nghệ thuật và danh lam thắng cảnh). Đồng thời khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại Việt Nam đến công chúng trong và ngoài nước.

tl
Cuộc thi nhằm tìm kiếm các tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị, tiêu biểu về các loại hình di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam (ảnh Lê Chung)

BTC cho biết, các tác phẩm tiêu biểu sẽ được lựa chọn cho cuộc triển lãm và sách ảnh với chủ đề nói trên, đăng tải trên phương tiện truyền thông và các tài liệu tuyên truyền về hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Kết quả cuộc thi sẽ góp phần quảng bá giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử và thẩm mỹ của di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa vật thể nói riêng tới người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Cuộc thi có chủ đề Di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam (di tích lịch sử – văn hoá, kiến trúc – nghệ thuật và danh lam thắng cảnh). Đối tượng tham gia là các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên, là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên.

Yêu cầu nội dung tác phẩm thể hiện đậm nét chủ đề và nêu bật lên được giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa; có thông điệp rõ ràng, góc nhìn mới lạ, độc đáo; xuất sắc về kỹ thuật và ngôn ngữ nhiếp ảnh; bố cục sáng tạo; ánh sáng đẹp; hình ảnh có tính thẩm mỹ cao. Đối với tác phẩm dự thi là ảnh bộ, phải có sự gắn kết, xuyên suốt giữa các ảnh trong bộ ảnh.

Nội dung của tác phẩm dự thi không vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Cuộc thi; phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.

Tác phẩm dự thi phải là những tác phẩm nhiếp ảnh trong thời gian 02 năm trở lại đây, chưa từng được trưng bày hoặc đạt giải thưởng tại bất kỳ cuộc thi nào và chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào.

BTC nhận tác phẩm dự thi là ảnh đơn: Mỗi tác giả được gửi một hoặc nhiều tác phẩm tham gia cuộc thi (tối đa 10 ảnh). Tác phẩm dự thi là ảnh bộ: Mỗi bộ ảnh được coi là một tác phẩm, gồm từ 5 – 10 ảnh. Tác giả phải đánh số thứ tự ảnh trong bộ ảnh. Mỗi tác phẩm dự thi (ảnh đơn/ảnh bộ) kèm theo tên di sản văn hóa, tên chủ đề và mô tả nội dung tác phẩm (không quá 200 chữ).

Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ khi phát động cuộc thi đến hết ngày 30/9/2021 theo hai hình thức:

Gửi tác phẩm dự thi qua email: dsvh@bvhttdl.gov.vn với tiêu đề: “Ảnh tham dự cuộc thi và triển lãm ảnh Di sản văn hóa toàn quốc – lần thứ Nhất”.

Gửi ảnh in (kích thước 30x40cm) kèm đĩa CD/DVD, USB file ảnh qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Ban Tổ chức theo địa chỉ: Cục Di sản văn hóa, số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ban Tổ chức cấp giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt giải thưởng và tiền thưởng kèm theo: Giải thưởng dành cho ảnh bộ: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích.

Giải thưởng dành cho ảnh đơn: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích. Và một số giải thưởng khác theo đề xuất của Hội đồng Giám khảo và Ban Tổ chức. Cơ cấu giải thưởng có thể thay đổi, căn cứ vào chất lượng tác phẩm nhiếp ảnh.

Lễ trao giải và Triển lãm dự kiến được tổ chức cuối Quý IV năm 2021.

Theo toquoc.vn

Bài viết cùng chủ đề:

    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    17 3

    Chùa Tư Đình

    Nằm trên một khu đất cao ráo với địa thế đẹp thuộc tổ 4 phường Long Biên (quận Long Biên, Hà Nội), chùa Tư Đình (Sùng Khánh tự) là một ngôi chùa cổ gắn với lịch sử hình thành lâu đời của làng Tư Đình xưa. Từ nhiều nguồn sử liệu cho thấy, chùa Tư...
    11 2

    Mở cửa đình làng

    Ở Hà Nội, những ngôi đình được tôn tạo ngày một nhiều hơn. Song, trong khi kiến trúc được trả lại thì chức năng sinh hoạt mới chỉ được trả lại… một nửa. Bên cạnh chức năng tín ngưỡng, tâm linh, đình làng xưa còn là nơi diễn ra sinh hoạt văn hóa, xã hội...
    17 1

    Chùa Dục Khánh và điện Huy Văn

    Được khởi dựng từ thế kỷ XV, chùa Dục Khánh (hay chùa Huy Văn) nằm trên đất làng Huy Văn thuộc tổng Hữu Nghiêm (huyện Thọ Xương, phủ Phụng Thiên xưa). Ngày nay, chùa nằm giữa ngõ Huy Văn và ngõ Văn Chương (phường Văn Chương, quận Đống Đa, Hà Nội). Ban đầu, chùa có...
    16 1

    Đền Ngọc Sơn

    Đền Ngọc Sơn (quận Hoàn Kiếm) nằm trong quần thể Di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn đã được xếp hạng Di tích quốc gia đặc biệt vào năm 2013. Đây là điểm đến không dễ bỏ qua của du khách khi tới Hà Nội. Đền Ngọc...

Được quan tâm