Bộ VHTTDL phát động cuộc thi và triển lãm ảnh Di sản văn hóa toàn quốc – lần thứ Nhất

Trần Thư 143 lượt xem 9 Tháng Sáu, 2021

Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTTDL) vừa có Thông báo về Cuộc thi và triển lãm ảnh Di sản văn hóa toàn quốc – lần thứ Nhất, với chủ đề “Di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam”.

Cuộc thi là hoạt động hướng tới Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11), nhằm tìm kiếm các tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị, tiêu biểu về các loại hình di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam (di tích lịch sử – văn hoá, kiến trúc – nghệ thuật và danh lam thắng cảnh). Đồng thời khơi dậy niềm tự hào, tình yêu quê hương, đất nước, góp phần bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại Việt Nam đến công chúng trong và ngoài nước.

tl
Cuộc thi nhằm tìm kiếm các tác phẩm nhiếp ảnh có giá trị, tiêu biểu về các loại hình di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam (ảnh Lê Chung)

BTC cho biết, các tác phẩm tiêu biểu sẽ được lựa chọn cho cuộc triển lãm và sách ảnh với chủ đề nói trên, đăng tải trên phương tiện truyền thông và các tài liệu tuyên truyền về hoạt động bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa. Kết quả cuộc thi sẽ góp phần quảng bá giá trị văn hóa, khoa học, lịch sử và thẩm mỹ của di sản văn hóa nói chung, di sản văn hóa vật thể nói riêng tới người dân Việt Nam và bạn bè quốc tế.

Cuộc thi có chủ đề Di sản văn hóa vật thể tại Việt Nam (di tích lịch sử – văn hoá, kiến trúc – nghệ thuật và danh lam thắng cảnh). Đối tượng tham gia là các nhà nhiếp ảnh chuyên và không chuyên, là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam, từ 18 tuổi trở lên.

Yêu cầu nội dung tác phẩm thể hiện đậm nét chủ đề và nêu bật lên được giá trị tiêu biểu của di sản văn hóa; có thông điệp rõ ràng, góc nhìn mới lạ, độc đáo; xuất sắc về kỹ thuật và ngôn ngữ nhiếp ảnh; bố cục sáng tạo; ánh sáng đẹp; hình ảnh có tính thẩm mỹ cao. Đối với tác phẩm dự thi là ảnh bộ, phải có sự gắn kết, xuyên suốt giữa các ảnh trong bộ ảnh.

Nội dung của tác phẩm dự thi không vi phạm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quy định của Cuộc thi; phù hợp với thuần phong, mỹ tục và truyền thống văn hóa dân tộc.

Tác phẩm dự thi phải là những tác phẩm nhiếp ảnh trong thời gian 02 năm trở lại đây, chưa từng được trưng bày hoặc đạt giải thưởng tại bất kỳ cuộc thi nào và chưa được phổ biến dưới bất cứ hình thức nào.

BTC nhận tác phẩm dự thi là ảnh đơn: Mỗi tác giả được gửi một hoặc nhiều tác phẩm tham gia cuộc thi (tối đa 10 ảnh). Tác phẩm dự thi là ảnh bộ: Mỗi bộ ảnh được coi là một tác phẩm, gồm từ 5 – 10 ảnh. Tác giả phải đánh số thứ tự ảnh trong bộ ảnh. Mỗi tác phẩm dự thi (ảnh đơn/ảnh bộ) kèm theo tên di sản văn hóa, tên chủ đề và mô tả nội dung tác phẩm (không quá 200 chữ).

Ban Tổ chức nhận tác phẩm dự thi từ khi phát động cuộc thi đến hết ngày 30/9/2021 theo hai hình thức:

Gửi tác phẩm dự thi qua email: dsvh@bvhttdl.gov.vn với tiêu đề: “Ảnh tham dự cuộc thi và triển lãm ảnh Di sản văn hóa toàn quốc – lần thứ Nhất”.

Gửi ảnh in (kích thước 30x40cm) kèm đĩa CD/DVD, USB file ảnh qua đường bưu điện hoặc trực tiếp đến Ban Tổ chức theo địa chỉ: Cục Di sản văn hóa, số 51 Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Ban Tổ chức cấp giấy chứng nhận cho các tác giả có tác phẩm đạt giải thưởng và tiền thưởng kèm theo: Giải thưởng dành cho ảnh bộ: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích.

Giải thưởng dành cho ảnh đơn: giải Nhất, giải Nhì, giải Ba, giải Khuyến khích. Và một số giải thưởng khác theo đề xuất của Hội đồng Giám khảo và Ban Tổ chức. Cơ cấu giải thưởng có thể thay đổi, căn cứ vào chất lượng tác phẩm nhiếp ảnh.

Lễ trao giải và Triển lãm dự kiến được tổ chức cuối Quý IV năm 2021.

Theo toquoc.vn

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm