Kiến trúc điêu khắc độc đáo của ngôi chùa gần 1.000 năm tuổi ở Nam Định

Huyền Linh 573 lượt xem 3 Tháng Tư, 2024

Nam Định – Mang đậm phong cách kiến trúc thời Hậu Lê, di tích quốc gia đặc biệt chùa Keo Hành Thiện có giá trị kiến trúc nghệ thuật, cảnh quan tiêu biểu và hiện còn lưu giữ khá nhiều hiện vật lịch sử quan trọng.

1 6

Di tích kiến trúc nghệ thuật chùa Keo Hành Thiện gồm chùa Keo trong (Thần Quang Tự) và chùa Keo ngoài (Đĩnh Lan tự) là một trong những ngôi chùa cổ kính nổi tiếng của tỉnh Nam Định. Ban đầu có tên là chùa Nghiêm Quang, sau đổi là chùa Thần Quang. Theo các nguồn tài lệu và truyền thuyết dân gian thì Dương Không Lộ cho xây dựng chùa Nghiêm Quang vào năm 1061, đời vua Lý Thánh Tông. Đến năm 1611, do lũ lụt, chùa được dời, dựng lại trên mảnh đất làng Hành Thiện, xã Xuân Hồng, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định và được gìn giữ cho đến ngày nay.

2 8

Với giá trị đặc biệt tiêu biểu, di tích kiến trúc nghệ thuật Chùa Keo Hành Thiện, được Thủ tướng Chính phủ xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt tại Quyết định số 2499/QĐ-TTg ngày 22.12.2016.

3 7

4 4

Chùa tọa lạc trên một khu đất rộng hơn 1ha, là một tổng thể phức hợp của các đơn nguyên kiến trúc phân bổ theo một trật tự nhất định trên một khuôn viên hình chữ Nhật kiểu “nội công, ngoại quốc”.

5 2

6 2

Gác chuông chùa Keo Hành Thiện cũng là một sự kết hợp hài hòa của kiến trúc tam quan nội 5 gian, làm theo kiểu chồng diêm, cao 7m50.

7 2

8 2

Hình tượng rồng được tạo tác độc đáo tại nhiều chi tiết trong chùa.

9 2

Ngoài vẻ đẹp về kiến trúc, trong chùa còn lưu giữ, bảo tồn những di vật cổ có giá trị của thế kỷ 17 thời Hậu Lê như những án thư, sập thờ, văn bia cổ, hoành phi câu đối và sách chữ Hán nói về chùa Keo.

10 2

11 2

Trong khuôn viên chùa còn có nhiều cây đại thụ cổ kính, xanh tốt in bóng xuống mặt hồ.

Theo Lao động

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm