Về thăm thôn Chênh Vênh bình yên giữa núi rừng Quảng Trị

Huyền Linh 250 lượt xem 10 Tháng Một, 2024

Được bao bọc bởi sông suối và núi rừng, thôn Chênh Vênh thuộc xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị, gần đây được nhiều du khách tìm đến để hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ và tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào Vân Kiều.

1 22
Thôn Chênh Vênh với góc nhìn từ trên cao. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Thôn Chênh Vênh có diện tích 1.500 hec-ta, với khoảng 130 hộ, 100% cư dân là người Vân Kiều. Thôn nằm sát đường Hồ Chí Minh nhánh Tây, được bao bọc bởi sông suối, đồi núi hoang sơ, hùng vĩ và đặc biệt là bởi cánh rừng Chênh Vênh.

Với vẻ đẹp nguyên sơ và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào Vân Kiều, nơi đây có tiềm năng lớn về phát triển du lịch sinh thái, du lịch gắn với phát triển rừng.

Anh Nguyễn Đức Hiếu (DucHieumedia) – Travel blogger đến từ Quảng Trị, chia sẻ du khách đến thôn Chênh Vênh sẽ cảm nhận được sự yên bình trong nếp sống của đồng bào Vân Kiều cùng sự trong lành của thiên nhiên nơi đây. Tiếng chim hót, tiếng suối chảy giúp khách du lịch như được đắm mình vào núi rừng nguyên sơ, rời xa nhịp sống hối hả.

2 20
Gần đây, thôn Chênh Vênh được nhiều du khách tìm đến để hòa mình vào thiên nhiên hoang sơ, cũng như tìm hiểu nét văn hóa của đồng bào Vân Kiều. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Được biết, rừng Chênh Vênh là cánh rừng đầu tiên tại Việt Nam do cộng đồng bà con Vân Kiều quản lý được cấp chứng chỉ chứng nhận quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn FSC (một chứng chỉ có 10 bộ nguyên tắc với gần 200 nguyên tắc và tiêu chí của Hội đồng Quản trị rừng thế giới Forest Stewardship Council – FSC – một tổ chức phi chính phủ quy mô toàn cầu có trụ sở tại Đức biên soạn).

3 17
Vẻ đẹp còn khá hoang sơ, yên bình là một trong những điều khiến Chênh Vênh thu hút du khách. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Cơ sở để thôn Chênh Vênh nhen nhóm ý tưởng làm du lịch từ rừng bắt nguồn như thế. Nhưng dấu ấn “nâng tầm” du lịch sinh thái ở đây là việc Ủy ban Y tế Hà Lan – Việt Nam (MCVN), phối hợp UBND xã Hướng Phùng tổ chức khai trương tour du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng ở thôn Chênh Vênh. Đây là tour du lịch gắn với phát triển rừng, kết hợp tìm hiểu đời sống người dân tộc thiểu số Bru – Vân Kiều.

4 14
Thôn được bao bọc bởi sông suối và cánh rừng xanh mướt. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Theo thông tin từ báo Quảng Trị, ngoài tài nguyên thiên nhiên thì các sản phẩm nông nghiệp cũng được coi là tiềm năng phục vụ phát triển du lịch tại Chênh Vênh. Với đặc trưng khí hậu và thời tiết ôn hòa, địa phương phát triển nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đặc trưng, trong đó tiêu biểu là sản phẩm cà phê arabica.

Ngoài ra, một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng khác như nếp than, măng rừng, gừng, nghệ, ớt, ngô, cà và một số loại cây ăn quả như xoài, nhãn, thanh long… cũng có chất lượng cao. Cùng với các tiềm năng được thiên nhiên ưu đãi, thì thôn Chênh Vênh còn có một tiềm năng rất đặc biệt, đó chính là bản sắc văn hóa phong phú và đa dạng của đồng bào dân tộc Vân Kiều.

5 11
100% cư dân ở thôn Chênh Vênh là người Vân Kiều. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Với cư dân ở thôn là người Vân Kiều nên nét văn hóa truyền thống còn rất “đậm đặc” để hút du khách tìm hiểu. Tùy vào từng thời điểm trong năm, du khách có thể được chứng kiến các lễ hội đặc sắc của người Vân Kiều như lễ hội mừng lúa mới, lễ cúng Trời, lễ hội cồng chiêng…

6 11
Thác Chênh Vênh được nhiều du khách tìm đến khám phá. Ảnh: Nguyễn Đức Hiếu

Chênh Vênh còn có một thác nước còn hoang sơ nằm lọt thỏm giữa rừng đại ngàn. Thác có độ cao hơn 20 mét, trông như một “dải lụa” vắt qua cánh rừng già, phía bên dưới có nhiều hồ nước vừa và nhỏ, nước trong xanh quanh năm. Thác Chênh Vênh được nhiều du khách khắp nơi lựa chọn làm điểm đến, nhất là vào mỗi dịp Hè.

Theo SÀI GÒN TIẾP THỊ

Bài viết cùng chủ đề:

    1 8

    Làng cổ của người Tày

    Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...

Được quan tâm