Khám phá Chùa Keo – Kỳ quan gỗ Lim 400 năm tuổi tại Việt Nam

Huyền Linh 170 lượt xem 9 Tháng Một, 2024

Tọa lạc trong sự yên bình của xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình, chùa Keo đã trải qua gần 400 năm lịch sử, vẫn lưu giữ những dấu ấn văn hóa và nghệ thuật đặc sắc của thời hậu Lê.

Chùa Keo được đặt tên Hán Việt là Thần Quang Tự. Bên cạnh mục đích thờ Phật, ngôi chùa này cũng tương tự như chùa Keo ở Nam Định khi thờ Thánh Dương Không Lộ (Tiền Phật, hậu Thánh). Vị thánh này là nhà sư thời Lý có kiến thức uyên thâm về Phật giáo. Ngoài ra, nơi đây cũng thờ phụng 1 số người có công lớn xây dựng chùa như: Nguyễn Văn Trụ, Trịnh Thị Ngọc Lễ, Trần Thị Ngọc Duyên, Hoàng Nhân Dũng, Lê Hồng Quốc.

2 18
Tượng Phật Bà thờ phụng tại chùa Keo (Ảnh: Traveloka)

Chùa Keo được xây dựng từ năm 1632, thời Lê Trung Hưng. Gần 400 năm qua, dù đã trải qua bao biến cố thăng trầm, chùa vẫn giữ gìn được vẻ đẹp kiến trúc nguyên sơ với diện tích 58.000m2, bao gồm 21 công trình và 157 gian. Hiện tại, 17 công trình với 128 gian vẫn đứng vững trên diện tích khoảng 41.000m2.

3 15
Chùa Keo sở hữu nét kiến trúc thuần Việt (Ảnh: mia.vn)

Chùa Keo được coi là một trong những kiệt tác kiến trúc cổ lớn nhất Việt Nam, với lối kiến trúc “Nội công ngoại quốc” đặc trưng, toàn bộ cấu trúc chủ yếu được làm từ gỗ lim, không dùng đinh mà chỉ ghép mộng gỗ, tạo nên một công trình kiến trúc độc đáo và tinh xảo.

4 11
Chùa Keo được coi là một trong những kiệt tác kiến trúc cổ lớn nhất Việt Nam (Ảnh: Traveloka)

Quần thể chùa Keo gồm nhiều công trình với đặc điểm nghệ thuật riêng biệt như Tam quan, tòa Giá Roi, hành lang đông tây, gác chuông,.. Mỗi kết cấu và bố trí đều tạo nên một tổng thể hoàn hảo và chắc chắn.

Mỗi cột, vì kèo, cánh cửa tại chùa đều được chạm khắc tinh xảo, phản ánh tài nghệ và tâm huyết của người xưa. Chùa Keo hiện lưu giữ gần 200 di vật, cổ vật quý giá, là bằng chứng cho giá trị lịch sử, văn hóa to lớn của ngôi chùa này.

Thời gian đã phủ lên chùa Keo một vẻ đẹp cổ kính, rêu phong, nhưng không kém phần gần gũi và an bình. Chùa không chỉ là điểm đến linh thiêng của người dân địa phương mà còn thu hút du khách từ khắp nơi.

5 9
Vãn cảnh chùa Keo khiến du khách có cảm giác thanh tịnh (Ảnh: Traveloka)

Trong khuôn viên chùa có một giếng nước được xây dựng từ lâu đời. Giếng nước này có phần miệng được xếp ngay ngắn bằng những chiếc cối đá đã tồn tại vài thế kỷ. Hiện tại, hạng mục này đã được rào chắn bọc lại để bảo tồn di tích được nguyên vẹn. Các tín đồ du lịch khi tham quan chỉ có thể ngắm nhìn từ bên ngoài.

Ngoài ra, phía cuối con đường Thần Đạo trong khuôn viên chùa tọa lạc một công trình ấn tượng là tòa gác chuông. Tòa tháp bao gồm 4 tầng, trong đó tầng 1 treo khánh đá, tầng 2 đặt chuông đồng lớn, tầng 3 và tầng thượng đặt 2 chuông đồng cỡ nhỏ.

6 9
Trải qua nhiều năm, ngôi chùa vẫn giữ vẻ sừng sững, uy nghi (Ảnh: mia)

Năm 2012, chùa Keo được công nhận là di tích quốc gia đặc biệt, và từ năm 2013 trở thành điểm đến du lịch quốc gia. Ngoài ra, lễ hội chùa Keo cũng được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2017, làm nổi bật thêm giá trị văn hóa, lịch sử của ngôi chùa này.

Du khách có thể ghé thăm chùa Keo vào bất cứ thời điểm nào trong năm để cầu nguyện may mắn, an lành, tài lộc cho bản thân và gia đình. Đặc biệt là trong các dịp Tết Nguyên Đán, Lễ Vu Lan… chùa cũng tổ chức nhiều hoạt động mang đậm nét đẹp Phật giáo như: thả cá, thả chim phóng sinh, giảng đạo…

7 7
Lễ hội Chùa Keo là nét văn hóa đặc trưng mà bạn nên tìm hiểu nếu có dịp (Ảnh: mia.vn)

Chùa Keo không chỉ là một công trình kiến trúc, mà còn là chứng nhân cho bề dày lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Với những giá trị đặc biệt, ngôi chùa này không chỉ là điểm đến tâm linh mà còn là nguồn cảm hứng cho những ai đam mê khám phá và trân trọng nghệ thuật cổ xưa.

Theo PHÁP LUẬT VIỆT NAM

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm