Lên núi cao đánh cờ với tiên ông

Hoàng Thơ 316 lượt xem 17 Tháng Mười, 2023

Sơn Trà không chỉ nổi tiếng với tương truyền về các vị tiên nữ giáng trần mà còn cực kỳ nổi tiếng về truyền thuyết ván cờ của hai vị tiên ông.

1697430234 1
Khách du lịch tới bán đảo Sơn Trà chủ yếu ghé thăm chùa Linh Ứng hoặc Bãi Bụt, Bãi Rạng, Bãi Đá Đen mà ít người khám phá một điểm cao thú vị là đỉnh Bàn Cờ.

Đỉnh Bàn Cờ tọa lạc trên bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng với độ cao gần 700m so với mực nước biển. Không cần chờ đến khi đặt chân tới đỉnh, du khách vẫn có thể tận hưởng cảnh đẹp Đà Nẵng dọc con đường dẫn từ trung tâm thành phố lên đến Bàn Cờ.

Đỉnh Bàn Cờ thường đẹp nhất vào buổi sáng tinh mơ, khi ánh mặt trời còn lấp ló. tuy nhiên, nhiều bạn trẻ cũng thích khung cảnh nơi đây buổi chiều tà. Trong ánh hoàng hôn, các bạn có thể ngắm cảnh, chụp ảnh, vui chơi. Đỉnh Bàn Cờ cũng là một nguồn cảm hứng bất tận cho nhiều nhiếp ảnh gia không chuyên và nghiệp dư ở Đà Nẵng.

1697430278 3
Hiện nay đường lên đây khá dễ đi, xe ô tô có thể đến và đậu xe ở phía dưới.

Bán đảo Sơn Trà là một địa điểm khá nổi tiếng từ xưa đến nay, là một vị trí đắc địa nên từ xa xưa nó đã được nhiều sử sách nhắc đến. Người dân ở đây kể rằng, tiên thường hay giáng xuống để tắm, chơi đùa nên cũng gọi là núi Tiên Sa. Và Sơn Trà không chỉ nổi tiếng với tương truyền về các vị tiên nữ giáng trần mà còn cực kỳ nổi tiếng về truyền thuyết ván cờ của hai vị tiên ông.

Bãi biển mà tiên nữ tắm ấy bây giờ trở thành bãi biển đẹp bậc nhất Việt Nam với cái Tiên Sa, còn bàn cờ tiên bây giờ vẫn còn nằm dưới biển để minh chứng một truyền thuyết thực ảo về Sơn Trà. Và theo truyền thuyết này, người dân đã đặt một bức tượng Đế Thích ngồi một mình bên tảng đá có hình bàn cờ, đỉnh Bàn Cờ có tên từ đó. Và hàng năm có hàng ngàn lượt khách đã tới đây, tận hưởng cảm giác ngồi đánh cờ với Đế Thích giữa không gian bao la để tận hưởng cảm giác bồng lai tiên cảnh.

1697430336 2
Theo truyền thuyết, có hai vị tiên ông ngồi đánh cờ trên đỉnh núi Sơn Trà nhưng trong nhiều ngày vẫn bất phân thắng bại.

Bán đảo Sơn Trà với nhiều truyền thuyết càng làm cho nơi này thêm kỳ bí và hấp dẫn. Những con đường bê tông nhỏ uốn lượn quanh co dưới những tán cây rừng, lúc lại cheo leo bên men theo bờ biển, có khi lại như nằm trên những tầng mây khi sương kéo về. Đúng cảnh đẹp nơi đây khó nơi nào có được, huyền ảo và u tịch như chốn tiên bồng. Có tận hưởng được cảm giác khám phá Sơn Trà mới hiểu được vì sao khi xưa các tiên nữ cũng chọn nơi đây để giáng trần. Và đường lên đỉnh Bàn Cờ cũng hấp dẫn như những truyền thuyết về nó.

Càng lên cao không khí càng mát mẻ. Lúc này, có thể hít một hơi thật sâu để tận hưởng hương thơm trong lành của cỏ cây, rừng núi; cảm nhận từng ngọn gió vờn mơn man trên da thịt.

1697430385 5
Đường lên đỉnh núi quanh co uốn lượn là một hành trình mà bạn có thể trải nghiệm nhiều cảnh quan tươi đẹp và thơ mộng của bán đảo Sơn Trà.

Đỉnh Bàn Cờ nằm ở cuối quãng đường ấy. Nếu may mắn đến đây vào một ngày trời trong, sẽ thấy không khác gì chốn “bồng lai tiên cảnh”. Chịu khó leo bộ một đoạn đường ngắn, du khách có thể ngắm toàn cảnh thành phố Đà Nẵng từ độ cao gần 700m với biển Tiên Sa lấp lánh dưới nắng, những chiếc thuyền đánh cá xẻ sóng ra khơi, những tòa nhà cao tầng cùng những cây cầu nổi danh bắc qua sông Hàn ẩn hiện trong làn mây trắng.

Thế nhưng, đây vẫn chưa phải là điểm đặc biệt nhất khiến khách tò mò. Sở dĩ đỉnh Bàn Cờ có tên gọi này vì quả thật, nơi đây có một bàn cờ đá cùng bức tượng Đế Thích chơi cờ. Sử sách kể lại, phía đông liền biển có một quả núi gọi là núi Sơn Trà, tục gọi là Hòn Nghê.

1697430418 4
Leo lên đỉnh Bàn Cờ đẹp nhất có lẽ là buổi sáng tinh mơ, khi thành phố vẫn còn im lìm chưa thức giấc, thiên nhiên ở bán đảo cũng vừa cựa mình, ánh mặt trời le lói phía bên kia ngọn núi.

Tương truyền trên núi có ngọc, tiên thường hay giáng xuống để tắm và chơi đùa trên bãi biển nên còn gọi là biển Tiên Sa. Một lần, có hai tiên ông nhiều ngày liền ngồi đánh cờ trên đỉnh núi Sơn Trà nhưng bất phân thắng bại.

Trong lúc đó, có các tiên nữ bay xuống bãi biển để tắm, một tiên ông lơ là nên đã bị đối thủ đánh bại. Bực mình, tiên ông đá văng bàn cờ xuống biển rồi bay về trời. Từ đó, người dân nơi đây dựng lại tượng Đế Thích cùng bàn cờ còn đang dở dang rồi đặt tên đỉnh núi là đỉnh Bàn Cờ.

1697430473 8
Đứng trên điểm cao gần 700 m này, có thể ngắm nhìn toàn bộ Đà Nẵng. Xa xa là một thành phố sầm uất nhộn nhịp những tòa nhà và chín cây cầu nổi tiếng bắc qua sông Hàn.

Như Ngọc

Nguồn: Tạp chí Du Lịch TP.HCM

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm