Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và những lời tiên tri “sấm truyền” nổi tiếng nhất sử Việt.

Trần Lâm 665 lượt xem 11 Tháng Tư, 2023

 

a5 2

Trong lịch sử khoa cử Việt Nam, ít có ông Trạng nào tên tuổi lại được nhắc đến với nhiều giai thoại kỳ bí như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Dân gian truyền tụng về ông như một vị Thánh, nhà tiên trị số 1 của nước Việt, với khả năng thấu thị và tiên tri về số mệnh, vận mệnh… trước cả trăm năm.

Nguyễn Bỉnh Khiêm, lúc nhỏ có tên là Nguyễn Văn Đạt, sinh ngày 6/4/1491 âm lịch ở làng Trung An, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) dưới thời vua Lê Thánh Tông – thời kỳ thịnh trị nhất của nhà Lê sơ.

Trạng nguyên ở tuổi hơn 40 và những lời tiên tri nổi tiếng

Khi nhà Hậu Lê (Lê sơ và Lê trung hưng) rơi vào khủng hoảng, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã không ra ứng thi sớm. Tính từ khi trưởng thành, ông bỏ qua sáu khoa thi dưới triều Lê sơ. Ngay cả khi nhà Mạc lên thay cho Lê sơ năm 1527, xã hội dần ổn định, ông vẫn bỏ qua hai khoa thi đầu dưới triều Mạc.

Tới năm 1535, dưới thời vua Mạc Đăng Doanh, thời thịnh trị nhất của nhà Mạc, ông mới quyết định đi thi và đậu ngay trạng nguyên. Năm đó, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã ngoài 40 tuổi.

Sau khi đỗ đạt, Nguyễn Bỉnh Khiêm được bổ nhiệm làm nhiều chức vụ, được phong tước Trình Tuyền Hầu rồi Trình Quốc Công nên dân gian quen gọi ông là Trạng Trình.

Trong gần 20 năm (từ 53 đến 73 tuổi), Nguyễn Bỉnh Khiêm không ra ở hẳn kinh sư nhưng vẫn đảm nhiệm nhiều việc triều chính. Sách Lịch triều hiến chương loại chí viết: “Vua Mạc tôn như bậc thầy, khi trong nước có việc quan trọng vẫn sai sứ đến hỏi ông. Có lúc còn triệu ông về kinh để hỏi mưu lớn”, “ông học rộng, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch, mưa nắng, họa, phúc việc gì cũng biết trước”.

a7 1
Tượng Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh Khiêm – Vĩnh Long

Sử sách đều thừa nhận Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà dự báo, hoạch định chiến lược kỳ tài, coi ông là nhà tiên tri số một nước Việt. Ông từng đưa ra lời sấm bảo nhà Mạc chạy lên Cao Bằng dựng nghiệp, sau khi thất thủ ở Thăng Long, và sẽ tồn tại ba đời. Quả nhiên, điều này đúng. Ông còn khuyên Trịnh Kiểm “giữ chùa thờ Phật được ăn oản”, tìm người trong tông thất nhà Lê lập làm vua. Nhà Trịnh làm theo và từ đó nối đời cầm quyền, nhưng danh nghĩa vẫn là tôn phò nhà Lê.

Với nhà Nguyễn, từ khi Nguyễn Kim chết, Nguyễn Uông, con cả của Nguyễn Kim đã bị Trịnh Kiểm ám hại. Trước tình thế nguy nan, Nguyễn Hoàng (con trai thứ Nguyễn Kim) đã cho người đến hỏi Nguyễn Bỉnh Khiêm và nhận được câu ẩn ý “Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân”(nghĩa là một dải Hoành sơn có thể dung thân được). Nhờ đó, năm 1568 Nguyễn Hoàng đã xin họ Trịnh vào trấn thủ xứ Thuận Hóa rồi dần xây dựng cơ đồ họ Nguyễn ở phương Nam.

Trong bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, thuộc tập thơ Bạch Vân am thi tập, ông viết “Biển Đông vạn dặm dang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình/ Chí những phù nguy xin gắng sức/ Cõi bờ xưa cũ tổ tiên mình”. Câu này như lời khuyên của Trạng Trình với thế hệ sau, rằng phải nắm giữ được biển Đông thì đất nước mới thái bình, thịnh trị muôn đời.

Trong bài viết Tầm nhìn chiến lược về biển đảo của Trạng Trình từ 500 năm trước, tác giả Nguyễn Đình Minh nhận định: “Trước đây khi đề cập đến lãnh thổ, chúng ta thường nói nhiều về sông núi, đất đai, chúng ta có nói về biển nhưng không nhiều, biển không là trọng điểm nhấn mạnh. Nhưng từ 500 năm trước, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã dự báo tầm quan trọng của biển đảo dẫn đến sự tồn vong thịnh trị của cả quốc gia. Điều ấy cho thấy tầm chiến lược về bảo vệ của ông rất rộng lớn và toàn diện”.

Với bài thơ Cự Ngao Đới Sơn, Nguyễn Bỉnh Khiêm có thể được coi là người đầu tiên trong lịch sử Việt Nam nhận thức được tầm quan trọng của việc gìn giữ chủ quyền biển Đông.

Triết lý giáo dục của người thầy từng đào tạo nhiều nhân tài

Ngay từ khi đỗ trạng nguyên, Nguyễn Bình Khiêm đã dạy học. Theo cuốn Chu Văn An, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Thiếp – ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam, học trò được ông đào tạo thời kỳ này có rất nhiều người nổi tiếng về sau. Trong đó có Lương Hữu Khánh, con trai của thầy Lương Đắc Bằng, đỗ cử nhân, trở thành tướng giỏi, văn võ song toàn; Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan thi đỗ tiến sĩ, có tài năng toàn diện về võ bị, văn học và ngoại giao; Nguyễn Dữ – nhà văn nổi tiếng trong lịch sử văn học Việt Nam…

Đến khi lui về quê, ông đã dựng am Bạch Vân, lấy hiệu là Bạch Vân cư sĩ, lập quán Trung Tân, làm cầu Nghinh Phong, Trường Xuân cho dân qua lại thuận tiện và mở trường dạy học bên cạnh sông Tuyết (hay sông Hàn) ở quê nhà. Vì vậy, sau này, các môn sinh tôn ông là “Tuyết Giang phu tử”.

a8 1

Nguyễn Bình Khiêm đã giáo dục cho nhân dân và học trò rất nhiều về đạo làm người, đạo lý ở đời, sự học, cách học. Ông coi việc giáo dục phải thực hiện được vai trò định hướng ý chí và hành động cho người học, nhất là việc gắn ý chí học hành với lý tưởng cống hiến hết mình cho đất nước. Ông đặc biệt đề cao trách nhiệm cống hiến xã hội không ngừng, cho rằng tác dụng cao nhất của giáo dục là cứu nhân độ thế, hướng con người trở về tịnh thiện bởi “thiện là dòng dõi của giáo dục”, đúng như phương châm sư phạm xưa.

Trên cơ sở giáo dục cái thiện, thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm vẫn dạy kinh, truyện theo đúng chương trình thi cử lúc bấy giờ. Theo các thư tịch cổ, việc thi cử lúc bấy giờ rất quy mô, học sinh học vất vả, thầy giáo phải bỏ nhiều công kèm cặp. Việc các học trò của thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm chiếm gần hết thứ hạng cao ở các kỳ thi chứng tỏ việc dạy học của thầy quy củ, nghiêm khắc.

“Thầy giáo Nguyễn Bỉnh Khiêm còn khác người ở chỗ muốn đào tạo học trò thành những người có thực học, có trí thức toàn diện để giúp đời”, tác giả Trần Lê Sáng viết trong cuốn sách về ba bậc thầy của nền giáo dục Việt Nam.

Yêu sử tổng hợp.

 

 

 

 

 

 

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm