Ảnh hiếm khám Chí Hòa ở Sài Gòn nửa thế kỷ trước

Trần Thư 344 lượt xem 8 Tháng Bảy, 2021

Trại tạm giam Chí Hòa – trước đây là khám Chí Hòa, nằm tại quận 10, TP Hồ Chí Minh, được Pháp xây dựng năm 1943. Cùng xem hình ảnh hiếm về cơ sở giam giữ này được chụp trong thập niên 1960.

a1 4
Khám Chí Hòa năm 1966 nhìn từ máy bay trực thăng Mỹ. Theo sách Địa chí văn hóa thành phố Hồ Chí Minh (tập 3 – Nghệ thuật), khám Chí Hòa do Nhật giúp Pháp xây dựng năm 1943.
a2 5
Không ảnh khu vực quận 10 năm 1968, khám Chí Hòa nằm bên trái. Công trình này có cấu trúc hình bát giác, gồm 8 dãy nhà tầng nối liền nhau, có thể chứa từ 2.000 – 7.000 tù nhân tùy theo cách bố trí phòng.
a3 2
Trong bức không ảnh chụp năm 1969 này, khám Chí Hòa nằm phía xa, ở trung tâm. Năm 1950, khám Chí Hòa xây hoàn tất. Bắt đầu từ đó, thực dân Pháp bỏ khám Catinat. Tất cả tù nhân ở Catinat và một phần phạm nhân ở Khám Lớn được chuyển sang Chí Hòa.
a4 1
Sân trong của khám Chí Hòa xưa. Nhà tù này là nơi anh hùng Nguyễn Văn Trỗi bị giam cầm và xử tử năm 1964.
a5 1
Một bức không ảnh Sài Gòn năm 1964 với khám Chí Hòa nằm ở góc dưới bên trái, phía xa là sông Sài Gòn và bán đảo Thanh Đa.
a6 1
Trong bức không ảnh này, khám Chí Hòa nằm giữa. Ảnh chụp năm 1964.
a7 1
Trại tạm giam Chí Hòa ngày nay. Ngày 7/7, theo báo cáo của Sở Y tế, Trại tạm giam Chí Hòa có 81 ca dương tính với COVID -19. Ảnh: PLO.

Theo Tri Thức & Cuộc Sống

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm