Hang động gắn với truyền tích Thạch Sanh cứu công chúa

Trần Hùng 180 lượt xem 15 Tháng Sáu, 2021

Thạch Động ở TP Hà Tiên có một hang sâu, được truyền là nơi chim đại bàng bắt giam công chúa Quỳnh Nga.

Điểm tham quan Thạch Động thuộc phường Mỹ Đức, TP Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, cách trung tâm thành phố khoảng 3 km về hướng Tây Bắc. Nhìn từ xa động là một khối đá vôi cao khoảng 50 m, được phủ xanh cây nổi bật bên rìa quốc lộ 80, trong khi xung quanh động là những cánh đồng giáp biên giới bằng phẳng, những rặng thốt nốt vươn mình lên trời xanh tạo nên một cảnh quan miền quê bình dị, thơ mộng.

Thạch Động từng đi vào thơ ca trong tác phẩm Hà Tiên Thập Cảnh của Mạc Thiên Tích với tên chữ Hán là Thạch Động thôn vân. Khi Mạc Thiên Tích vịnh thơ ca về cảnh này thì tác giả thấy buổi sáng mây thường bay là là trên miệng Thạch Động giống như cảnh động đá đang nuốt mây nên đặt cho tên là Thạch Động thôn vân.

11 3

Bên trong Thạch Động có chùa Tiên Sơn cổ kính, được xây dựng vào năm 1790, thờ Phật Thích Ca và Bồ Tát Quan Thế Âm. Điểm đặc biệt của ngôi chùa là chánh điện được đặt trong hang nên quanh năm nơi này luôn có không khí yên bình và mát mẻ. Đá vôi trong hang được các nhà địa chất xác định hình thành vào kỷ Permi, khoảng 250 triệu năm trước, chủ yếu có nguồn gốc trầm tích hóa học.

Không chỉ là một trong 10 danh lam thắng cảnh từng đi vào thơ ca của người xưa tại vùng đất Hà Tiên mà nơi này còn được người dân địa phương truyền tai nhau về tích Thạch Sanh giải cứu công chúa Quỳnh Nga.

12 3

Hang có nhiều ngóc ngách, lối đi sâu hun hút. Bước vào trong hang, du khách sẽ đi theo các lối đi được lót đá mài nhẵn, dọc đường có bảng chỉ dẫn và thông tin điểm đến, hang có các bậc thang sẵn tay vịn, lan can an toàn cho du khách khám phá những vị trí cao hơn. Trong hang có nơi gọi là “đường xuống địa phủ” nhưng thật ra đây là một cái giếng rất sâu. Từ thời Mạc Thiên Tích, người ta kể rằng ông cho người xuống đó để thăm dò độ sâu của hang, nhưng người lính cử đi thấy nó rất sâu, đi mãi không thấy đáy nên sợ quá phải đi lên, thuật lại chỉ nghe được tiếng sóng vỗ.

Ngoài ra, người dân địa phương ở đây cũng hiếu kỳ, muốn biết hang này sâu đến đâu nên khắc chữ vào những trái dừa khô thả xuống hang. Thời gian sau, một số người đi biển Hà Tiên, Phú Quốc lượm được trái dừa đó. Chính vì hang sâu và nguy hiểm nên nó đã được lấp lại từ năm 1960, ngày nay khách nên tham quan chỉ thấy được hình dáng của một cái giếng có thành được xây cao.

Theo truyền thuyết, hang này cũng chính là nơi Thạch Sanh đi gặp vua Thủy Tề sau khi cứu công chúa Quỳnh Nga và giải thoát cho con trai vua Thủy Tề.

Từ đường xuống địa ngục, du khách len lỏi theo các vách đá về phía Đông của động sẽ thấy được một cửa hang thông thiên. Người dân gọi đây là “đường lên trời” vì trước đây có một sợi dây rừng kéo thẳng từ miệng hang xuống. Tương truyền ngày xưa Thạch Sanh sau khi cứu công chúa Quỳnh Nga từ “đường xuống địa ngục” đã giải cứu công chúa theo đường dây thẳng lên trên. Nhưng hiện tại sợi dây đã đứt.

Mặc khác, du khách đến hang còn được chứng kiến nhiều tượng đá có hình thù kỳ lạ như hình đầu chim đại bàng, hình mặt người con gái xõa tóc… càng làm cho truyền tích xưa thêm kỳ ảo, thu hút sự tò mò của du khách gần xa.

13 3

Từ ngách hang du khách có thể nhìn thấy biên giới Campuchia ở phía xa. Giá vé tham quan địa điểm là 5.000 đồng mỗi người, du khách thường dành từ 30 đến 40 phút để khám phá hang động, sau đó có thể di chuyển đến các điểm du lịch lân cận như núi Đá Dựng, Mũi Nai, chùa Phù Dung… hoặc có thể mua vé tàu để đến đảo Phú Quốc.

Theo VNE

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm