Làm hồ sơ di sản tư liệu thế giới cho Cửu đỉnh
Đơn vị này cũng đang làm các thủ tục theo hướng dẫn của Sở VH-TT tỉnh Thừa Thiên-Huế để gửi Bộ VH-TT-DL xem xét cho ý kiến trước khi đệ trình UNESCO.
Trên Cửu đỉnh nhà Nguyễn có nhiều thông tin, hình ảnh biển đảo của nước ta. Trong đó, hình ảnh Biển Đông được khắc trên Cao đỉnh, biển Nam khắc trên Nhân đỉnh và biển Tây trên Chương đỉnh. 9 chiếc đỉnh hiện đặt tại sân Thế Tổ miếu (Thế miếu) thuộc Đại nội Huế. Bộ đỉnh này đã được đặt ở đó trong suốt 200 năm qua.
Theo TS Lê Thị An Hòa, so sánh với hoàng cung các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, có thể thấy không có dạng tư liệu nào tương tự. Ngay cả các triều đại trước nhà Nguyễn ở Việt Nam, dạng tư liệu khắc trên đỉnh tương tự cũng không có.
Cửu đỉnh là 9 đỉnh bằng đồng được khởi công chế tác vào cuối năm 1835 dưới thời vua Minh Mạng. Đây là biểu trưng quyền lực của vương triều Nguyễn, cũng được coi là bộ “địa dư chí lược” bằng ngôn ngữ tạo hình. Trên đó, những cảnh vật của thiên nhiên, đời sống từ khắp đất nước được tái hiện. Trong số 162 họa tiết chạm nổi trên Cửu đỉnh, có tới 90 hình ảnh về các loài động thực vật đặc trưng của Việt Nam. Cửu đỉnh Huế được công nhận bảo vật quốc gia năm 2012.
Di sản tư liệu thuộc chương trình Ký ức thế giới do UNESCO khởi xướng là những tư liệu, tài liệu có giá trị đặc biệt và có tầm ảnh hưởng lớn trên thế giới. Mộc bản triều Nguyễn trở thành di sản tư liệu thế giới đầu tiên của VN được UNESCO ghi danh. Sau đó, bia tiến sĩ Văn Miếu – Quốc Tử Giám, mộc bản chùa Vĩnh Nghiêm, châu bản triều Nguyễn… cũng được ghi danh trong danh sách này.
Theo báo Thanh Niên
Bài viết cùng chủ đề:
Làng cổ của người Tày
Xã Tân Trào, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang không chỉ ghi dấu trong những trang vàng của cách mạng Việt Nam mà còn là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống độc đáo của đồng bào Tày với những nếp nhà sàn cổ kính, cây đa hàng trăm năm tuổi… Dấu ấn...
Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng
Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên
Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự
Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương
Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...