Về Mường Phăng thăm Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ

Trần Hùng 185 lượt xem 7 Tháng Năm, 2021

Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ tại xã Mường Phăng (thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên) – địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Cùng với quần thể di tích chiến thắng Điện Biên, di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ và điểm du lịch phụ trợ luôn là “địa chỉ đỏ” thu hút du khách tìm về khi đặt chân lên mảnh đất Điện Biên- Tây Bắc Tổ quốc.

1 7
Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ ẩn mình trong khu rừng già dưới chân núi Pú Đồn thuộc xã Mường Phăng, cách thành phố Điện Biên Phủ gần 40 km. Đây là nơi Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng các đồng chí Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ thường làm việc và nghỉ ngơi.
11 2
Với cách bố trí hầm, lán trại thành hệ thống liên hoàn, ẩn mình trong rừng già dưới chân núi Pú Đồn, trong vòng 105 ngày từ 31/1/1954 đến 15/5/1954 cơ quan đầu não quan trọng của chiến dịch Điện Biên Phủ được bảo đảm an toàn tuyệt đối.
12 3
Con đường dẫn sâu vào nơi đóng quân của Sở Chỉ huy chiến dịch Điện Biên đã được nâng cấp bằng con đường bê tông xuyên dưới cánh rừng Mường Phăng dài hơn 1 km giúp du khách hồi tưởng lại ký ức xưa.
13 3
Từ Sở chỉ huy này, đi lên điểm cao nhất, có thể quan sát toàn bộ thành phố Điện Biên Phủ, thung lũng Mường Thanh và các cứ điểm trước kia của quân Pháp như đồi Him Lam, đồi Độc Lập, đồi D1, đồi C1, đồi A1…
14 4
Lán cỏ đơn sơ, nơi ở và làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
15 4
Từ lán Đại tướng Võ Nguyên Giáp thông sang lán Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái và lán cố vấn quân sự Vi Quốc Thanh là một đường hầm dài 69 mét.
16 1
 Đường hầm cao 1,70m, rộng từ 1 đến 3m, giữa đường hầm có một phòng họp diện tích 18m2 và 5 vị trí đặt máy thông tin liên lạc.
17 1
Nhà tác chiến, nơi giao ban hàng ngày của Bộ chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ. Tất cả như vẫn còn như nguyên vẹn dấu ấn của lịch sử.
18 1
 Du khách thích thú với bếp Hoàng Cầm, loại bếp không khói giúp đảm bảo an toàn cho căn cứ.
19 1
Ngoài ra, Mường Phăng còn hấp dẫn du khách bởi hoạt động sản xuất của đồng bào dân tộc Thái.
20
Nghề dệt thổ cẩm truyền thống của đồng bào dân tộc Thái tại bản Căn Che.
Theo Báo Nhân Dân

Bài viết cùng chủ đề:

    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...
    1 2

    Làng chuyên nghề đảo nước, lọc ruột tại Quảng Nam

    Làng hến Tân Phú (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) nằm bên dòng sông Trường Giang thơ mộng, bao đời nay gắn liền với nghề khai thác và tách ruột hến, tạo việc làm cho hàng trăm người dân. Thôn Tân Phú có hơn 330 hộ dân nhưng có trên 150 gia...
    1 1

    Đẩy nhanh dự án bảo tồn, phục hồi khu tháp F ở Mỹ Sơn

    Việt Nam đang tích cực phối hợp với phía Ấn Độ triển khai dự án bảo tồn và phục hồi khu tháp F ở Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam. UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản giao Sở VHTT&DL, UBND huyện Duy Xuyên có ý kiến về đề nghị của Bộ VHTT&DL về việc...
    mung com moi 01 1279

    Sắp diễn ra lễ hội linh thiêng nhất của đồng bào S’Tiêng tại Củ Chi

    TPO – Từ ngày 31/8-2/9, tại Khu Di tích lịch sử địa đạo Củ Chi – TPHCM diễn ra chương trình triển lãm, trưng bày các hiện vật lịch sử – văn hóa và trình diễn nghệ thuật dân gian đặc trưng của đồng bào dân tộc S’Tiêng nhằm tái hiện lễ hội Crac Băr...

Được quan tâm