Chống dịch từ biên cương

Hồng Đào 174 lượt xem 6 Tháng Năm, 2021

Vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ ngày đêm chắc tay súng, vững đôi chân nơi miền biên giới. Chống dịch từ biên cương đã là một mệnh lệnh, một yêu cầu, một phương pháp rất hiệu quả trong suốt những tháng ngày có dịch.

bien cuong 1
Trên bước đường tuần tra

Tháng 4 có lẽ là những ngày u ám, tồi tệ nhất kể từ khi dịch Covid-19 khởi phát. Mỗi ngày, Ấn Độ ghi nhận hàng ngàn ca tử vong; và chỉ riêng trong tháng 4 đã có khoảng 6 triệu người dân nước này nhiễm bệnh. Tâm điểm kinh hoàng vùng Nam Á – Ấn Độ, chìm trong tang tóc đau thương. Đến nỗi, bình oxy là thứ xa xỉ; đến nỗi cả những con phố dài chỉ còn nghe thấy duy nhất âm thanh của những chiếc xe cứu thương…

Số người chết vì Covid-19 luôn ở mức cao khiến cho tình hình ở Ấn Độ nghiêm trọng đến độ các bãi đỗ xe, khu đất trống được tận dụng cho việc hỏa thiêu. Nhiều người đã thảng thốt trước hình ảnh hỏa thiêu thủ công những người xấu số với Covid-19.

Ngạy cạnh nước ta, Trung Quốc, Lào, Campuchia hay Thái Lan cũng đang “gồng mình” trước tốc độ lây lan dịch bệnh nhanh hơn do biến thể mới B1617 của virus SARS-CoV-2. Riêng Lào, dịch đã lan ra 15/18 tỉnh thành; trong đó có 8 tỉnh giáp biên với Việt Nam.

Từ thực tế ấy và nhìn sang các nước láng giềng, công tác chống dịch của nước ta sẽ trở nên khó khăn hơn bội phần. Sau hàng chục ngày không phát hiện ca lây nhiễm mới trong cộng đồng, Việt Nam đang căng mình trước một đợt bùng phát mới của dịch Covid-19.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà Chính phủ đã đưa công tác phòng chống dịch bệnh lên một mức cao hơn; các sự kiện văn hóa, thể thao trong 4 ngày nghỉ lễ được tạm hoãn vào phút chót; rồi đề nghị cấm tụ tập đông người, thực hiện ngay 5k…

Dịch đến, một trong những lực lượng tiên phong trên tuyến đầu, là những người lính mang quân hàm xanh ngày đêm căng mình trên chốt dịch. Họ đã biến mình thành lá chắn sống vững chắc nơi biên ải, hết đợt dịch này đến đợt dịch khác. Bất kể đêm ngày, bất kể thời tiết; dẫu khó khăn, vất vả; thậm chí đã phải nén đau thương, gác tình riêng… trước một nhiệm vụ duy nhất: chống dịch từ biên cương.

bien cuong 1 1
Phút nghỉ ngơi trên đường tuần tra

Dọc các tuyến biên giới, lực lượng Bộ đội Biên phòng (BĐBP) đã thiết lập hàng trăm chốt, huy động hàng chục ngàn cán bộ chiến sĩ… túc trực suốt ngày đêm. Những lối mòn, lối mở đã được chốt chặn; hoạt động xuất, nhập cảnh đã được thiết chặt…

Không biết từ bao giờ, chốt đã thành nhà, đường tuần tra đã trở nên thân thuộc. Vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn, hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ ngày đêm chắc tay súng, vững đôi chân nơi miền biên giới. Chống dịch từ biên cương đã là một mệnh lệnh, một yêu cầu, một phương pháp rất hiệu quả trong suốt những tháng ngày có dịch.

Tại đợt dịch mới này, Bộ tư lệnh BĐBP vừa điều thêm hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ chi viện cho lực lượng chống dịch nơi biên giới. Sẽ có thêm nhiều chốt mới được thành lập, làm dày lên tấm chắn sống kiên cường nơi phên dậu. Sẽ có thêm nhiều người lính quân hàm xanh sẵn sàng nhận nhiệm vụ nhưng chưa xác định ngày về…

Từ khi dịch Covid-19 bùng phát đến nay, Bộ Tư lệnh BĐBP đã thống kê, nhưng có lẽ là chưa đầy đủ khi có gần 270 trường hợp cán bộ chiến sĩ có người thân mất, mà không thể về chịu tang. Hàng ngàn chiến sĩ có vợ sinh con, bố mẹ đau ốm nhưng bản thân vẫn phải bám chốt. Nhiều cán bộ, chiến sĩ 6 tháng chưa thể về nhà. Những hi sinh ấy chẳng thể nào đo đếm được.

bien cuong 2 1
Các chiến sỹ biên phòng sử dụng chó nghiệp vụ để phát hiện, ngăn chặn đối tượng nhập cảnh trái phép

Và chúng ta đã được đền đáp khi nhiều trường hợp vượt biên trái phép được phát hiện. Đồng nghĩa rằng, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ bên ngoài vào đã được phát hiện, ngăn chặn, khoanh vùng. Nhưng, số lượng người nhập cảnh trái phép mỗi ngày vẫn đang xảy ra và diễn biến phức tạp đồng nghĩa, hàng ngàn cán bộ, chiến sĩ sẽ lại vẫn tiếp tục bám trụ biên cương, canh giữ phên dậu nước nhà.

Có một điều rất chắc chắn rằng, nếu chúng ta cứ phó mặc trách nhiệm chống dịch cho lực lượng biên phòng nơi biên ải; để rồi, ở đâu đó có những người vì hám lợi mà bán rẻ sự an nguy của đồng bào, tổ chức đưa người vượt biên trái phép; không thực hiện nghiêm theo các khuyến cáo phòng dịch của Chính phủ, thì công tác phòng chống dịch sẽ còn khó khăn gấp nhiều lần.

Theo Báo Dân tộc và phát triển

Bài viết cùng chủ đề:

    19 e1730792775247

    Không gian ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng

    Làng Đông Ngạc (hay làng Kẻ Vẽ) là ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng có niên đại vài trăm năm. Đây là một trong những ngôi làng hiếm hoi có hệ thống công trình văn hóa cộng đồng phong phú, gồm: đình, đền, chùa, miếu, văn chỉ… vẫn giữ được nét cổ kính,...
    2

    Độc đáo điệu múa Tắc xình của người Sán Chay ở Thái Nguyên

    Tắc xình vốn là điệu múa truyền thống của cộng đồng người Sán Chay ở xóm Đồng Tiến, xã Yên Lạc (huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên). Đây là hoạt động tín ngưỡng, cầu nối tâm linh để người dân cám tạ trời đất cho mưa thuận gió hoà, mùa màng bội thu, gia đình...
    3 1

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Huyền tích Phù Sơn tự

    Giữa cánh đồng mênh mông bát ngát, từ xa đã nhìn thấy tượng Phật Quan Âm và Phật Di Đà cao chừng 30 m, uy nghi sừng sững. Đó là Phù Sơn tự (còn gọi là Núi Nổi), tọa lạc tại giồng Trà Dên, thuộc xã Tân Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang. Chuyện chiếc thuyền...
    3 8

    Dấu xưa – Hồn phố: Về Nghệ An thăm cổng phủ Tương Dương

    Di tích cổng phủ Tương Dương nằm ở bản Cửa Rào 1, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An, nơi giao giữa sông Nậm Nơn và Nậm Mộ – khởi nguồn của dòng sông Lam. Theo báo Nghệ An, cổng phủ Tương Dương đã tồn tại hàng trăm năm. Hiện nay, di tích...
    1 7 e1729669902423

    Không gian ngôi chùa cổ có cây thị gần 400 năm tuổi ở Hà Nam

    Chùa Cây Thị ở tỉnh Hà Nam có không gian kiến trúc cổ kính, đặc biệt trong khuôn viên ngôi chùa có cây thị cao hơn 10m, với niên đại khoảng 370 năm là điểm nhấn thu hút người dân và du khách thập phương tới chiêm bái. Theo Công luận

Được quan tâm