Căn hộ “vừa túi tiền”: Cơ hội xa dần với người trẻ

Hồng Đào 130 lượt xem 27 Tháng Tư, 2021

Nguyên nhân khiến căn hộ trung cấp khan hiếm, căn hộ “vừa túi tiền” biến mất khỏi thị trường là thủ tục triển khai dự án ngày càng khắt khe, chi phí xây dựng tăng cao và lãi vay lớn nên các chủ đầu tư tập trung làm sản phẩm cao cấp nhằm tối ưu hóa lợi nhuận. 

Cách đây 1-2 năm, dự án thuộc phân khúc trung cấp được “định giá” vào khoảng 30-35 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, hiện nay phân khúc này được “mặc định” lên từ 40-50 triệu đồng/m2. Tương tự, căn hộ “vừa túi tiền” cũng được đôn từ 25-30 triệu đồng/m2 lên mức 30-40 triệu đồng/m2, nhưng muốn mua được dự án có mức giá này, khách hàng phải chấp nhận di chuyển quãng đường xa hơn.

“Đỏ mắt” tìm nhà dưới 40 triệu đồng/m2

Với tổng thu nhập của cả hai vợ chồng được khoảng 25 triệu đồng/tháng, vợ chồng anh Lê Minh Trí (quận Bình Tân) dự định sẽ tích cóp vài năm rồi mua một căn nhà trả góp. Thế nhưng, khi tích cóp và dự định vay thêm ngân hàng để có được khoảng 1,2 tỷ đồng mua nhà trả góp 55m2 thì giá các căn hộ đã trên dưới 2 tỷ đồng. “Như vậy, vợ chồng tôi nếu muốn mua nhà thì phải tích cóp thêm từ 3-4 năm nữa mới đủ, với đà tăng giá hiện nay thì ước mơ an cư có thành hiện thực không”, anh Trí băn khoăn.

Theo CBRE Việt Nam, trong quý I/2021, thị trường TP.HCM ghi nhận chỉ khoảng 1.709 căn hộ chào bán nhưng phần lớn đều thuộc phân khúc hạng sang, cao cấp. Số liệu tháng 2/2021 của Sở Xây dựng TP.HCM cũng cho thấy, tất cả dự án đủ điều kiện bán nhà ở hình thành trong tương lai đều thuộc phân khúc cao cấp với giá trên 40 triệu đồng/m2.

Theo khảo sát của người viết, từ đầu năm 2020 đến nay, khu vực thành phố Thủ Đức của TP.HCM đã tăng lên quá nhanh. Thậm chí, dù sức mua đang giảm nhưng giá nhiều nơi vẫn tăng 20-70%, thậm chí có những nơi tăng giá gấp 2-3 lần trong vòng một năm. Xu hướng giá tăng đang dần lan sang các quận, huyện vùng ven như Bình Chánh, Nhà Bè, Hóc Môn, Củ Chi… hay các tỉnh, thành lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, Long An…

can ho cho gioi tre 1

 

Giấc mơ “an cư” xa tầm với 

Ông Nguyễn Quốc Anh – Phó tổng giám đốc trang batdongsan.com.vn cho biết: “Tại TP.HCM, phân khúc nhà giá trên dưới 25 triệu đồng/m2 (xếp hạng C) đang dần biến mất khỏi thị trường trong năm 2020. Thực trạng này dẫn đến người có nhu cầu về nhà ở đang bị đặt vào tình thế buộc phải mua nhà giá 30-35 triệu đồng mỗi m2, cao hơn 5-10 triệu đồng so với trước nhưng chất lượng nhà không tương xứng với giá thành. Bởi dù trả nhiều tiền hơn trước, sản phẩm người mua nhận được vẫn chỉ là chất lượng của nhà hạng bình dân”.

Trước tình trạng ngày càng khan hiếm phân khúc nhà “vừa túi tiền”, tháng 5/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 84/NQ-CP, trong đó giao Bộ Xây dựng chủ trì xây dựng Nghị quyết của Chính phủ về giải pháp khuyến khích phát triển các dự án nhà ở thương mại giá thấp (căn hộ chung cư có quy mô dưới 70m2, giá bán không vượt quá 20 triệu đồng/m2). Tuy nhiên, gần một năm sau vẫn đang được Bộ Xây dựng chờ… “nghiên cứu bài bản”.

TS. Sử Ngọc Khương – Giám đốc cấp cao Savills Việt Nam phân tích, với các dự án bất động sản hiện nay, giá trị đất chiếm 40-60% cơ cấu một đơn vị nhà ở. Từ lúc xin được chủ trương dự án đến ra sản phẩm phải mất 3-5 năm là quá lâu. Vì vậy, muốn có nhà với giá vừa phải cho người dân, cần có chương trình nhà ở quốc gia mang tính sâu rộng, lâu dài và vừa túi tiền dành cho những người có nhu cầu ở thực mua nhà lần đầu.

Ông Nguyễn Văn Đính – Phó chủ tịch Hội Môi giới Việt Nam cũng cho rằng, thị trường nhà ở tại TP.HCM đang định hình một mặt bằng giá mới. Nếu thị trường cứ tiếp tục đẩy giá như thế này thì chỉ khoảng nửa năm nữa, TP.HCM sẽ không còn nhà ở phân khúc trung cấp, trong khi phân khúc bình dân đã biến mất trước đó thì thành phố này sẽ chỉ còn nhà ở cho người giàu.

Theo Doanh Nhân Sài Gòn

Bài viết cùng chủ đề:

    10 1

    Làng Tà Lài đẹp như phim của Ká Tuyền mang giấc mơ bảo tồn giá trị văn hóa bản địa ở Đồng Nai

    Dự án du lịch cộng đồng làng Tà Lài – Tà Lài Eco Lodge ra đời là hoài bão của cô gái trẻ, góp phần bảo tồn văn hóa, tạo ra sinh kế và một tương lai tươi sáng hơn cho người dân trong làng. Nghề truyền thống ở làng Tà Lài đang mất dần...
    5 1

    Nét đẹp buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài

    Phác họa nét đẹp cuả buôn làng Tây Nguyên qua tranh sơn mài, triển lãm “Nghe kể chuyện làng mình” của hoạ sĩ Hồ Thị Xuân Thu sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM. Hồ Thị Xuân Thu sinh năm 1960 tại Huế, sau khi tốt nghiệp Cao đẳng Mỹ thuật Huế ít lâu, mùa...
    1 8

    Ghé thăm làng nón Tây Hồ – Biểu tượng đậm chất thơ

    Chiếc nón bài thơ xứ Huế là biểu tượng tinh tế của vùng đất cố đô, nơi giá trị văn hóa truyền thống và nghệ thuật được gìn giữ trọn vẹn. Khi nhắc đến Huế, làng Tây Hồ nổi bật lên với nghề làm nón bài thơ truyền thống, không chỉ là công việc mà...
    1 2

    Làng chuyên nghề đảo nước, lọc ruột tại Quảng Nam

    Làng hến Tân Phú (xã Tam Phú, thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam) nằm bên dòng sông Trường Giang thơ mộng, bao đời nay gắn liền với nghề khai thác và tách ruột hến, tạo việc làm cho hàng trăm người dân. Thôn Tân Phú có hơn 330 hộ dân nhưng có trên 150 gia...
    1 1

    Đẩy nhanh dự án bảo tồn, phục hồi khu tháp F ở Mỹ Sơn

    Việt Nam đang tích cực phối hợp với phía Ấn Độ triển khai dự án bảo tồn và phục hồi khu tháp F ở Mỹ Sơn, tỉnh Quảng Nam. UBND tỉnh Quảng Nam vừa có văn bản giao Sở VHTT&DL, UBND huyện Duy Xuyên có ý kiến về đề nghị của Bộ VHTT&DL về việc...

Được quan tâm