Ý nghĩa đặc biệt của Tết Hàn thực đối với người Việt

Trần Hùng 175 lượt xem 14 Tháng Tư, 2021
Tết Hàn thực mang ý nghĩa hướng về cội nguồn, tưởng nhớ công lao của những người đã khuất. 

Tết Hàn thực diễn ra vào ngày 3 tháng 3 (âm lịch), năm nay Hàn thực rơi vào ngày 14.4.2021. “Hàn Thực” với nghĩa “hàn” là “lạnh”, “nguội” và “thực” là “ăn”. Tết Hàn thực của người Việt vẫn mang những sắc thái riêng, mang đậm chất Việt.

tet han thuc banh troi banh chay
Số lượng bánh trôi, bánh chay trong mâm cúng nên là 5 hoặc 3 bát.

Lễ vật được người Việt ta dâng lên bàn thờ tổ tiên ngày này cũng mang một ý nghĩa lớn. Theo phong tục truyền thống của người Việt Nam, Tết Hàn thực, các gia đình thường chuẩn bị bánh trôi, bánh chay để dâng lên bàn thờ tổ tiên.

banh troi tt
Bánh trôi 

 

Văn hóa vùng miền vào ngày này cũng được thể hiện rõ khi người miền Bắc và miền Trung thường làm bánh trôi, bánh chay vào ngày Tết Hàn thực. Trong khi đó, miền Nam thường làm chè trôi nước vào ngày này.

banh chay
Bánh chay thì nặn tròn dẹt
che troi nuoc
Chè trôi nước lá dứa

Tương truyền rằng, tục cúng bánh trôi và bánh chay là tượng trưng “bọc trăm trứng” của mẹ Âu Cơ. Bánh trôi tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con lên rừng theo mẹ. Bánh chay tượng trưng cho 50 quả trứng nở ra thành 50 người con theo cha xuống biển.

Theo thời gian, người Việt đã có nhiều sáng tạo, biến tấu để món bánh này trông đẹp, lạ mắt hơn. Ngoài màu trắng truyền thống của gạo, nếp thì người Việt biến tấu thêm màu vàng (bí đỏ), màu đỏ (quả gấc), màu hồng (củ dền), màu tím (lá cẩm), màu xanh (lá dứa), màu đen của tinh than tre…

banh ngu sac

Nguyên liệu chính gồm bột gạo, bột nếp, dừa nạo, đường, vừng, nhân bánh là đậu xanh, đậu đỏ hay hạt sen,…

banh troi
Các lễ vật được làm nguyên liệu chính là gạo và nếp, thành quả lao động khó nhọc của dân tộc ta.

Chọn bánh trôi, bánh chay hay chè trôi nước làm lễ vật trong Tết Hàn thực không chỉ đơn giản là để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn của con cháu với tổ tiên hay vai thoại con rồng cháu Tiên trong truyền thuyết. Mà còn là thể hiện văn hóa lúa nước của dân tộc ta. Việt Nam nổi tiếng là vùng đất lành thuận lợi phát triển nền nông nghiệp lúa nước.

Hồng Thắm t/h

Bài viết cùng chủ đề:

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Cổ tích Miếu Hội Tân Châu

    Trong dân gian, có lẽ do chịu ảnh hưởng tục của người Hoa, người ta gọi ngôi đình làng là miễu, có nơi gọi là miếu võ, thần từ hoặc cổ miếu… Miếu thờ tứ vị vương Giới thiệu cho chúng tôi xem hình ảnh ngôi miếu bằng tre lá ngày xưa, ông từ giữ...
    1 7

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Ngôi đình thờ vua Lê, chúa Nguyễn

    Dưới bóng những cây sao cổ thụ và ở ngay ngã ba sông, đình Bình Phú (H.Cai Lậy, Tiền Giang) có vị trí phong thủy ít ngôi đình nào trong vùng sánh được. Nơi đây còn lưu giữ nhiều di sản chứng tỏ là một trong những ngôi đình có niên đại xưa nhất. Thờ...
    8 2

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu xưa ở đình Ba Vát

    Đình Ba Vát còn gọi là Phước Mỹ Trung, nơi lưu dấu chứng tích trận đánh lịch sử xảy ra vào thế kỷ 18 ở thôn Phước Hạnh, làng Phước Mỹ Trung, H.Tân An, Vĩnh Long (nay thuộc H.Mỏ Cày Bắc, Bến Tre). Những dấu tích lịch sử Trải qua hàng trăm năm, chợ Ba...
    1 4

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Dấu ấn thời khai hoang lập ruộng

    Bửu Hương tự, còn gọi là đền thờ Quản Cơ, tọa lạc ấp Bờ Dâu, xã Thạnh Mỹ Tây, H.Châu Phú (An Giang). Người địa phương quen gọi là dinh Đức Cố Quản. Đây là cơ sở tín ngưỡng của tín đồ Bửu Sơn Kỳ Hương, cũng là nơi thờ tự các vị anh hùng...
    2 3

    Dấu xưa mở cõi đất phương Nam: Mỹ Tho cũ, Định Tường xưa

    Sau khi đồn Kỳ Hòa thất thủ, đô đốc Charner cho mở các cuộc hành quân lấn chiếm ra vùng lân cận, trong đó có Mỹ Tho. Họ tới Mỹ Tho qua ngã kinh Bưu Điện (Arroyo de La Poste) và sông cửa Tiểu. Cồn Rồng, còn gọi là Long Châu Ngày 26.3.1861, Charner cử...

Được quan tâm