Xót xa thành cổ Diên Khánh ngập rác, bốc mùi

Thuỷ Tiên 461 lượt xem 7 Tháng Mười Một, 2023

Di tích thành cổ Diên Khánh có niên đại 230 năm được công nhận là di tích quốc gia, đang xuống cấp trở thành nơi xả rác, phóng uế, cỏ dại mọc um tùm.

Di tích thành cổ thành nơi xả rác

Tại cửa Đông, mùi hôi bốc lên nồng nặc. Đây là cổng khách du lịch rất hay ghé chụp ảnh mỗi khi tham quan di tích. “Đa phần họ đến rồi đi ngay vì rác rất nhiều, mùi xú uế nồng nặc. Thấy mất vệ sinh, tôi nhiều lần dọn dẹp nhưng cứ qua một đêm, rác lại tràn ngập. Người ta lên trên cổng ăn nhậu xong xả rác, tiểu tiện, dọn không xuể” – chị T, một người buôn bán ở ngoài cổng, xót xa.

Xót xa thành cổ Diên Khánh ngập rác, bốc mùi - 1
Di tích lịch sử thành cổ Diên Khánh là điểm đến của nhiều du khách khi đến Khánh Hòa. Ảnh: XUÂN HOÁT

Cách cửa Đông khoảng 700 m là cửa Tây. Khi chúng tôi đến nơi đang có hai du khách nước ngoài tham quan, chụp ảnh. “Tôi đến Việt Nam chơi được bốn ngày, muốn tìm hiểu về văn hóa của các bạn. Lúc đi qua đây thấy công trình nhìn rất cũ, tôi đoán nó mang ý nghĩa lớn với người dân địa phương nên ghé chụp ảnh” – bà Justin, du khách đến từ Úc, chia sẻ.

Tuy nhiên, bà Justin và bạn đồng hành chỉ lưu lại cửa Tây khoảng 5 phút, chụp vài kiểu ảnh rồi đi. “Rác thải bừa bãi, tường bị đục, vẽ nhiều chỗ, vệ sinh không được tốt lắm” – bà Justin nhận xét trước khi rời đi. Cửa Đông và cửa Tây nhìn từ xa khá sạch sẽ, được bảo tồn tốt. Tuy nhiên, khi lại gần mới thấy nhiều rác, mùi nước tiểu nồng nặc.

Cửa Hậu gần như bỏ hoang, bốn mặt đầy cỏ dại, cây cối mọc um tùm. Một vài chỗ người dân tận dụng trồng chuối, lối dẫn vào cửa tối om. “Nơi này người nghiện hay vào vì nó vắng vẻ, thấy người lạ họ mới rời đi” – một người dân sống gần cửa Hậu nói.

Xót xa thành cổ Diên Khánh ngập rác, bốc mùi - 2
Rác thải xả đầy ở cửa Hậu (cửa Bắc) của thành cổ Diên Khánh. Ảnh: XUÂN HOÁT

Kinh hoàng nhất là cửa Tiền, đối diện cổng sau một trường THCS. Ông Nguyễn Công, người dân thị trấn Diên Khánh, bày tỏ: “Lâu lắm rồi chúng tôi không dám lên trên thành vì quá ô nhiễm. Nhiều lần người dân kiến nghị với chính quyền nhưng không thấy ai đến dọn dẹp, bảo vệ”.

Địa phương cũng… bất ngờ

Ông Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh Khánh Hòa, cho biết di tích thành cổ Diên Khánh được phân cấp giao cho UBND thị trấn Diên Khánh quản lý. Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh không có trách nhiệm về vấn đề an ninh trật tự, vệ sinh môi trường ở nơi này.

“Trung tâm thường xuyên cử người giám sát, kiểm tra việc bảo tồn, giữ gìn di tích thành cổ. Mỗi tháng hỗ trợ 6 triệu đồng để thị trấn cử người trông coi ba cổng Đông, Tây và Tiền. Còn cửa Hậu, do không có đường đi, ít người qua lại nên không hỗ trợ kinh phí trông coi” – ông Dũng thông tin.

Chiều 2-11, trao đổi với Pháp Luật TP.HCM, bà Nguyễn Thị Thu Ny, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Diên Khánh, thừa nhận có việc cỏ dại mọc um tùm ở di tích và tình trạng người nghiện hay vào đó tụ tập, hút chích. Tuy nhiên, bà Ny bất ngờ khi xem hình ảnh, clip PV ghi lại cảnh mất vệ sinh, rác thải tràn ngập…

“Việc cắt cỏ, thị trấn đã có buổi làm việc với Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh đề nghị hỗ trợ kinh phí hoặc cử người dọn dẹp. Còn tình trạng người dân ăn nhậu xả rác bừa bãi, phóng uế tôi chưa nghe phản ánh nên sẽ tiếp nhận thông tin, đồng thời yêu cầu đơn vị liên quan kiểm tra, dọn dẹp ngay. Không thể để di tích như thế được!” – bà Ny khẳng định.

Bà Ny cũng cho biết sẽ yêu cầu giải trình về việc Trung tâm Bảo tồn di tích tỉnh hỗ trợ 6 triệu đồng/tháng để bảo vệ ba cổng thành. Vì nếu có kinh phí, việc bảo vệ phải tốt hơn chứ không thể như hiện nay.

Trùng tu bao giờ mới xong?

Sở VH&TT tỉnh Khánh Hòa cho biết từ năm 2003-2004, UBND tỉnh đã trùng tu, sơn sửa bốn cổng di tích, gia cố những nơi bị nứt tường, dột nước mưa và phục hồi 400 m tường thành bằng đất.

Năm 2012, dự án trùng tu, tôn tạo thành cổ Diên Khánh được triển khai. Tuy vậy, dự án bị người dân và giới khảo cổ học phản ứng vì đơn vị thi công cho máy đào phá ụ đất nằm ở góc cửa Đông.

Đến năm 2018, dự án tu bổ, tôn tạo di tích thành cổ Diên Khánh được HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua lần đầu với kinh phí gần 76 tỉ đồng. Dự án do Sở VH&TT tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư và đã được xem xét, điều chỉnh, bổ sung nhiều lần. Vì nhiều lý do nên dự án chưa thể thực hiện.

Ngày 7-4-2022, dự án tiếp tục được HĐND tỉnh Khánh Hòa thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 6. Theo đó, dự án được thực hiện trong giai đoạn 2022-2025, tổng kinh phí đầu tư hơn 166,8 tỉ đồng, do Ban quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa làm chủ đầu tư.

Ông Nguyễn Thanh Hiến, Giám đốc Ban quản lý dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa, cho biết dự án đang trong quá trình thẩm định tổng mặt bằng, song song với niêm yết, lập báo cáo khả thi. Đơn vị đang làm việc với Cục Di sản (Bộ VH-TT&DL) xin góp ý. Dự kiến trong tháng 11-2023 dự án sẽ được phê duyệt, tháng 7-2024 sẽ khởi công và hoàn thành một năm sau đó.

Theo báo Pháp Luật

Bài viết cùng chủ đề:

    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    12 2

    Những kỷ niệm với xe đạp

    Vào những năm 1960, cả xã tôi chỉ có mấy chiếc xe đạp của các chú làm việc ở Ủy ban nhân dân xã và Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông nghiệp. Mỗi lần gặp các chú đạp xe trên đường làng, chúng tôi lại ngẩn ra nhìn… Những năm chống chiến tranh phá...
    22 1

    Ngôi chùa cổ lưu giữ căn hầm kháng chiến thời chống Pháp

    Ngôi chùa cổ Bối Khê, ở thôn Song Khê, xã Tam Hưng (huyện Thanh Oai), có căn hầm từ thời kháng chiến chống Pháp, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hào hùng… Thế liên hoàn dưới lòng đất Những ngày nghỉ lễ 30-4, 1-5 vừa qua, rất đông du khách viếng thăm chùa Bối...
    21

    Từ truyền thuyết xưa ngẫm về đạo học thời nay

    Bước sang năm Rắn (Ất Tỵ), câu chuyện về người học trò thủy thần của thầy Chu Văn An lại được nhiều người nhắc đến. Hình ảnh người học trò dù mang thân phận khác biệt vẫn khiêm tốn theo học thầy Chu Văn An, hy sinh bản thân để cứu dân, không chỉ gợi...
    27 2

    Nhớ thời đọc báo sau giờ nghỉ trưa

    Những năm 1980, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn Thủ đô đều phải có kế hoạch dành một phần quỹ phúc lợi để mua báo ngày, báo tuần các loại cung cấp cho các phòng, ban, phân xưởng sản xuất. Đây là một cách hiệu quả để phổ biến, tuyên truyền về chủ...

Được quan tâm