Xanh mướt mùa thu hoạch cỏ bàng ở Phò Trạch, Huế

Huyền Linh 419 lượt xem 23 Tháng Tư, 2024

Cứ đến tháng 3 âm lịch, dân làng Phò Trạch (huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế) vào mùa thu hoạch cỏ bàng, nhúng nước, phơi khô để làm các sản phẩm từ cỏ bàng thuần bằng phương pháp thủ công.

1 23

Cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50km về hướng Bắc là làng Phò Trạch nổi tiếng với nghề trồng cỏ bàng và làm các sản phẩm thủ công từ cỏ bàng. Phò Trạch là một làng cổ hình thành từ giữa thế kỷ 15. Ảnh: Hoàng Lê

2 25

Tháng giêng, tháng hai là tháng để trồng cỏ bàng thích hợp nhất. Cỏ bàng trồng năm trước thì năm sau mới thu hoạch được. Ảnh: Hoàng Lê

3 21

Để thu hoạch thì nông dân sẽ dùng lưỡi liềm để gặt sát gốc như gặt lúa và loại bỏ những cây quá mỏng và bị hư. Ảnh: Hoàng Lê

4 15

Khác với cây cói ở miền Bắc hay cỏ bàng ở miền Tây, cỏ bàng xứ Huế dài và thon, rỗng ruột và không có phần xốp bên trong. Ảnh: Hoàng Lê

5 9

Cỏ bàng được gom lại thành từng bó…

6 8

…đem ra chỗ cánh đồng ngập nước để nhúng…

7 7

…trước khi đem về sân nhà để phơi nắng. Theo người dân, cách làm này sẽ giúp thân cỏ bàng dẻo và dai hơn. Ảnh: Hoàng Lê

8 8

Sau khi phơi khô sẽ có màu xanh cốm từ phần giữa thân lên đến ngọn, từ giữa thân trở xuống gốc sẽ nhạt dần và có màu phớt hồng ở gốc. Ảnh: Hoàng Lê

9 6

Sau đó, cỏ bàng được các nghệ nhân làm thành các vật phẩm như đệm (chiếu để nằm), túi xách, lọ đựng bút… Vì làm hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, nên đòi hỏi kỹ thuật rất công phu. Ảnh: Hoàng Lê

10 6

Tthân thiện với môi trường đang là xu thế tiêu dùng mọi người trong xã hội hiện đại, các sản phẩm từ cỏ bàng của làng Phò Trạch đang ngày càng được nhiều người ưa chuộng. Ảnh: Hoàng Lê

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Bài viết cùng chủ đề:

    1

    ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ muốn lập kỷ lục Guinness thế giới

    Ban tổ chức chương trình ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’ đang kêu gọi khán giả cùng nhau xác lập kỷ lục Guinness về sự kiện có số lượng người tham gia mặc trang phục truyền thống đông nhất thế giới. Ở concert 3 ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’, dự kiến diễn ra vào...
    20 3

    Chữ “đức” gửi đến ngàn sau

    Những nghi thức tế lễ, những màn rước, các lễ vật và những tục lệ, điều kiêng kỵ… tạo nên sắc thái phong phú của lễ hội. Nhưng thực ra, đó mới là “phần nổi”. Lễ hội còn những câu chuyện khác mà không phải ai cũng biết đến. Càng tham gia sâu vào các...
    19 3

    Võng La vươn mình cùng thời đại

    Nằm ven sông Hồng, làng chài Võng La, xã Võng La (huyện Đông Anh) là “địa chỉ đỏ”, nơi ghi dấu một vùng an toàn khu nổi tiếng của Hà Nội và cả nước thời kỳ chống thực dân Pháp. Vùng đất quật cường này vẫn còn lưu giữ nhiều câu chuyện về việc nuôi...
    18 3

    “Lớp nghệ nhân trẻ đã góp phần tái định vị nghề cổ cha ông”

    TS Nguyễn Anh Thư (khoa Di sản văn hóa, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội) chia sẻ với Hànộimới hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc gia” của nghề gốm Kim Lan… Không chỉ gắn bó với hành trình định danh “di sản văn hóa phi vật thể quốc...
    13 3

    Lan tỏa hiệu ứng áo dài bằng điện ảnh

    Dự án làm phim tài liệu về áo dài của nhà làm phim trẻ Hân Lê đang thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận, nhất là trong những ngày tháng 3 này, khi hoạt động tôn vinh áo dài diễn ra sôi động trên khắp dải đất hình chữ S. Nó cũng...

Được quan tâm